0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 05/03/2025 07:02 (GMT+7)

Từ 1/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động theo mô hình Cục với 12 đơn vị

Theo dõi KT&TD trên

Bắt đầu từ ngày 1/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động theo mô hình Cục với 12 đơn vị cấp dưới.

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký Quyết định số 686 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.

Tại Quyết định số 686/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức thực thi pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Từ 1/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động theo mô hình Cục với 12 đơn vị
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chính thức hoạt động theo mô hình Cục sau khi tổ chức lại. (Ảnh: H.H)

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có 1 Chủ tịch và một số Phó Chủ tịch. Chủ tịch là người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (sau khi tổ chức lại theo mô hình Cục) có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang được quy định tại các văn bản pháp luật, các hướng dẫn quy trình, quy chế của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho đến khi cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Về cơ cấu tổ chức, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có 12 đơn vị gồm: Ban Phát triển thị trường chứng khoán; Ban Quản lý chào bán chứng khoán; Ban Giám sát công ty đại chúng; Ban Quản lý kinh doanh chứng khoán; Ban Quản lý các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán; Ban Giám sát thị trường chứng khoán; Ban Pháp chế - Đối ngoại; Ban Tổ chức và quản lý nguồn nhân lực; Văn phòng; Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Ban Công nghệ và Chuyển đổi số; Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán.

Trong đó, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 11 là tổ chức hành chính giúp Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước, Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán là đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức quy định từ khoản 9 đến khoản 12 có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định.

Văn phòng có 5 tổ, Ban Công nghệ và Chuyển đổi số có 4 tổ, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có 4 tổ.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.

Khắc Hạnh

Bạn đang đọc bài viết Từ 1/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động theo mô hình Cục với 12 đơn vị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân: Dám mơ lớn, dám vươn xa
Trong bức tranh kinh tế năng động và không ngừng đổi mới của Việt Nam, khu vực doanh nghiệp tư nhân nổi lên như một ngọn lửa nhiệt huyết, không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng chung mà còn mang trong mình khát vọng vươn ra biển lớn.
SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.

Tin mới

Hoa hậu Thùy Tiên có vai trò gì trong vụ án kẹo rau củ Kera?
Trong vụ án liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc "Lừa dối khách hàng" theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự. Cô được xác định là đồng phạm với các bị can thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt.
Rà soát, sửa đổi các quy định về chế độ tài chính, kế toán, thuế, BH đối với doanh nghiệp siêu nhỏ
Chính phủ yêu cầu BTC rà soát, sửa đổi các quy định pháp lý về chế độ tài chính, kế toán, thuế, bảo hiểm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ theo hướng đơn giản hoá, dễ tuân thủ, dễ thực hiện, không làm phát sinh nhân sự về kế toán, hành chính để khuyến khích hộ KD chuyển sang hoạt động theo mô hình DN.