Trung Nam – Sideros River muốn làm dự án nhiệt điện LNG Cà Ná
Liên danh duy nhất nộp hồ sơ dự thầu dự án nhiệt điện LNG 57.000 tỷ là Trung Nam – Sideros River, với mức giá chào thầu 3.294,22 đồng/kWh.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Cà Ná sẽ đầu tư 1 Nhà máy nhiệt điện tuabin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí LNG, công suất 1.500 MW; đầu tư hệ thống kho cảng LNG và tái hóa khí, công suất cầu cảng dự kiến từ 1 - 1,2 triệu tấn LNG/năm (bao gồm 1 bồn chứa khoảng 220.000 m3) và hạ tầng kỹ thuật cho riêng một kho chứa LNG và hệ thống tái hóa khí.
Đồng thời, xây dựng 1 bến cảng nhập khí LNG; đê chắn sóng phía Đông dài 2.400m, các công trình hạ tầng phụ trợ phục vụ cảng nhập LNG. Dự án sẽ được thực hiện trên diện tích đất khoảng 28,06 ha và mặt nước 111,7 ha tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận (nay là tỉnh Khánh Hòa). Vốn đầu tư của dự án khoảng hơn 56.006 tỷ đồng.
Dự án sẽ được triển khai tại xã Cà Ná, tỉnh Khánh Hòa, trên diện tích khoảng 28,06ha đất liền và 111,7ha mặt nước. Dự án bao gồm nhà máy nhiệt điện tuabin khí chu trình hỗn hợp công suất 1.500MW; hệ thống kho cảng LNG và tái hóa khí với công suất cầu cảng từ 1-1,2 triệu tấn LNG/năm; một bồn chứa LNG dung tích khoảng 220.000m³; một bến cảng nhập LNG; đê chắn sóng phía Đông dài 2.400m cùng các công trình hạ tầng phụ trợ phục vụ cảng và tái hóa khí.
Sáng ngày 20/7, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa cho biết đã tổ chức mở thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Cà Ná.
Theo Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, liên danh duy nhất nộp hồ sơ dự thầu là Trung Nam – Sideros River (trụ sở tại TP. HCM), với mức giá chào thầu 3.294,22 đồng/kWh (tương đương 12,83 cent/kWh), theo tỷ giá 25.670 đồng/USD.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - VPB) – Chi nhánh Sở Giao dịch 2 đã phát hành bảo lãnh dự thầu với giá trị gần 574 tỷ đồng, thời hạn hiệu lực 180 ngày kể từ ngày đóng thầu.
Dự án khi vào vận hành sẽ cung cấp cho hệ thống khoảng 9 tỷ kWh mỗi năm; tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất do truyền tải xa, nâng cao chất lượng điện năng. Dự án hoàn thành sẽ là một bước đột phá quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh, góp phần hình thành và phát triển các cơ sở hạ tầng như bến cảng, giao thông... để từng bước thực hiện công nghiệp hóa trên địa bàn toàn tỉnh và thúc đẩy kinh tế khu vực.
Liên quan tới Trung Nam, hồi tháng 6 vừa qua tỉnh Ninh Thuận (cũ) đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Cà Ná - giai đoạn I (gọi tắt là Dự án KCN Cà Ná – giai đoạn I).
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná (Trung Nam Ca Na IZ) là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Trung Nam (Trung Nam Group).
Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group, Khu công nghiệp Cà Ná được tập đoàn định hướng phát triển theo hướng khu công nghiệp phát triển xanh.
Theo đó, bên cạnh cho thuê hạ tầng giá rẻ, tập đoàn sẽ cung cấp nguồn năng lượng xanh (điện sạch từ nguồn điện gió, điện mặt trời tại Ninh Thuận) cho các nhà đầu tư thứ cấp để các doanh nghiệp này làm chứng chỉ sản phẩm. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh để thu hút các doanh nghiệp trong thời gian tới (cùng với lợi thế
Minh Thành