0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 20/04/2023 10:14 (GMT+7)

Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc còn rất lớn

Theo dõi KT&TD trên

Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nền kinh tế lớn, và cũng là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc hiện còn khiêm tốn, chiếm lần lượt 2,7% và 3,3%.

Hàng hóa Việt Nam nhập vào Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn rất khiêm tốn.
Hàng hóa Việt Nam nhập vào Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn rất khiêm tốn.

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới suy giảm tiêu dùng, đặc biệt là tại các nền kinh tế lớn, vốn là các thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, việc khai thác hiệu quả các thị trường còn nhiều dư địa như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Đặc biệt, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Nhật Bản và Hàn Quốc còn nhiều cơ hội mở rộng và tăng trưởng khi Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã ký kết và thực thi các FTA gồm Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), (RCEP).

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đối tác thương mại quan trọng, thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đối tác thương mại quan trọng, thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam.

Tại hội thảo “Thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc trong tình hình mới” ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ), là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc), thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc) của Việt Nam. Riêng Hàn Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam vào năm 2022, là đối tác thương mại lớn thứ 3 (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ), là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc), thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 (sau Trung Quốc) của Việt Nam.

Từ các số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đi Nhật Bản, Hàn Quốc và quy mô thị trường tiêu dùng của hai nước này có thể thấy tiềm năng và các cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đối với các sản phẩm dệt may, da giày, nông thủy sản còn rất lớn.

Mặc dù là sản phẩm xuất khẩu chủ lực song hầu hết tỷ trọng hàng Việt Nam nhập vào Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn rất khiêm tốn. Điển hình như mặt hàng dệt may, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu đi khắp thế giới hơn 40 tỷ USD còn nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Nhật bản là 24 tỷ USD/năm; tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản mới chỉ đạt 2,9 tỷ USD, tương đương 12%.

Ông Choi Kyu Chul, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại TP.HCM (KOCHAM), cho rằng để đẩy mạnh thương mại song phương trong ngắn hạn cần ưu tiên bảo đảm khả năng cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc đối với hàng Việt Nam, về giá cả, sự đa dạng và cả bao bì, cách tiếp thị.

Trong trung và dài hạn, Việt Nam cần xây dựng cho mình được nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn xã hội hóa, bao gồm đường xá, bến cảng và hàng không; tập trung mở rộng đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ như vật liệu, linh kiện...

“Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra nhiều chính sách mới hỗ trợ ngành công nghiệp, doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là hỗ trợ cho các ngành công nghiệp phát triển theo hướng thân thiện với môi trường”, ông Choi Kyu Chul nhấn mạnh.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc còn rất lớn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.