0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 31/05/2024 07:03 (GMT+7)

Thừa Thiên – Huế: Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Theo dõi KT&TD trên

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cấp mới 20 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 5.326,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, có 330 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 1.679 tỷ đồng.

Thừa Thiên – Huế: Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công các dự án.

Thông tin tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui cho biết: Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cấp mới 20 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 5.326,8 tỷ đồng. Tính đến 29/5/2024, có 330 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 1.679 tỷ đồng, tăng 5% về lượng và tăng 2,3% về vốn so với cùng kỳ.

Giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao đến thời điểm báo cáo là 1.495,289 tỷ đồng/6.257,879 tỷ đồng, đạt 24% kế hoạch cao hơn tỷ lệ giải ngân chung của toàn quốc là 17,5% theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: Hiện nay, các Sở, ngành, địa phương đang tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương ghi nhận đánh giá cao những nỗ lực của các Sở, ngành địa phương trong thời gian qua. Đặc biệt, tháng 5 đã ghi nhận nhiều chỉ số khởi sắc, song vẫn chưa cao so với kế hoạch. “Vụ Đông Xuân được mùa, được giá; thu thuế xuất nhập khẩu vượt hơn 50% so với kế hoạch; lượng khách du lịch cũng khởi sắc so với cùng kỳ; tình hình trật tự xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo… đó là những điểm sáng rất đáng ghi nhận”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương yêu cầu tiếp tục hoàn thành các kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Khẩn trương hoàn thành đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các Sở, ban, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các dự án sản xuất công nghiệp sớm đi vào hoạt động như, Nhà máy Kanglongda Huế, Khu liên hợp sản xuất lắp ráp Kim Long Motor Huế giai đoạn 1...

Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công các dự án: Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài; đường Vành đai 3; phối hợp Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành hồ sơ thủ tục sớm khởi công dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Đồng thời, các địa phương cần hoàn chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành nhằm đảm bảo tính đồng bộ, sẵn sàng trong kêu gọi và thu hút đầu tư.

Bạn đang đọc bài viết Thừa Thiên – Huế: Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.