0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 22/08/2024 13:48 (GMT+7)

Thừa Thiên - Huế: Nhà máy Kanglongda Huế thi công giai đoạn 2 khi chưa có giấy phép xây dựng

Theo dõi KT&TD trên

Dự án Nhà máy Kanglongda Huế, tại Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) do Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam làm chủ đầu tư.

Giai đoạn 2 của dự án dù chưa có Giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã cho xây dựng một số công trình, nhà xưởng...

Thừa Thiên - Huế: Nhà máy Kanglongda Huế thi công giai đoạn 2 khi chưa có giấy phép xây dựng
Dự án Nhà máy Kanglongda Huế tại Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế).

Dự án Nhà máy Kanglongda Huế tại Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền) do Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án được Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 26/9/2019. Dự án sẽ sản xuất găng tay các loại công suất 10,08 tỷ chiếc/năm, sợi polyethylen (sợi UHMWPE) công suất 800 tấn/năm.

Trong đó, giai đoạn 1 sẽ làm ra 2,52 tỷ chiếc găng tay/năm, 400 tấn sợi polyethylen (sợi UHMWPE)/năm. Giai đoạn 2 sản xuất khoảng 2,52 tỷ chiếc găng tay/năm, 400 tấn sợi polyethylen (sợi UHMWPE)/năm. Giai đoạn 3 sẽ triển khai 5,04 tỷ chiếc găng tay/năm. Diện tích đất thuê lại khoảng 35,6ha (thuê lại đất đã đầu tư hạ tầng của Tổng Công ty Viglacera - CTCP). Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng hơn 4.812 tỷ đồng. Dự án thực hiện đầu tư từ năm 2019 – 2023.

Cụ thể, giai đoạn 1, hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư, khởi công xây dựng quý I/2020 và dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2021. Dự án có vốn đầu tư thực hiện dự án hơn 1.842 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 2, sẽ khởi công xây dựng vào quý I/2021, hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2022. Dự án có vốn đầu tư hơn 1.224 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 3, sẽ khởi công xây dựng quý I/2022, hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào quý I/2023. Dự án có vốn đầu tư hơn 1.745 tỷ đồng.

Thừa Thiên - Huế: Nhà máy Kanglongda Huế thi công giai đoạn 2 khi chưa có giấy phép xây dựng
Một số công trình nhà xưởng giai đoạn 2 của nhà máy.

Theo thông tin phóng viên Báo điện tử Xây dựng nhận được: Dự án giai đoạn 1 đã được cấp giấy phép xây dựng và được chủ đầu tư, đơn vị thi công triển khai xây dựng hoàn thành. Giai đoạn 2 của dự án xây dựng Nhà máy Kanglongda Huế dù chưa được cơ quan chức năng cấp Giấy phép xây dựng, nhưng chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu tiến hành thi công, xây dựng và hoàn thiện một công trình, nhà xưởng… trên công trường.

Tại Thông báo kết quả kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (lần 01) của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) nêu rõ: Công trình chưa bảo đảm các điều kiện để nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Qua đó, đề nghị Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam thực hiện một số nội dung sau: Không được đưa công trình (hạng mục công trình) vào sử dụng khi chưa được Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Khẩn trương khắc phục các tồn tại về phòng cháy chữa cháy của công trình theo kiến nghị tại biên bản kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy lập ngày 26/7/2023 và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để được xem xét kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy theo quy định. Trong quá trình thi công có một số thay đổi so với thiết kế được duyệt thì phải gửi hồ sơ đến Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để thẩm duyệt trước khi kiểm tra nghiệm thu theo quy định.

Trong thời gian tiếp tục thi công khắc phục các kiến nghị về phòng cháy chữa cháy, Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda phải có các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, nếu để xảy ra sự cố cháy, nổ thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại diện Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Dự án Nhà máy Kanglongda Huế giai đoạn 1 đã xây dựng hoàn thành và đang cho chạy thử nghiệm để chờ khắc phục một số vướng mắc về hệ thống phòng cháy chữa cháy và sớm sẽ đưa vào hoạt động. Nhà máy Kanglongda Huế giai đoạn 2, chậm cấp Giấy phép xây dựng do đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đang gặp một số vướng mắc, đặc biệt về hệ thống phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 1 đã nghiệm thu nhưng chưa đạt, khiến các thủ tục phải chậm lại. Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo chủ đầu tư sớm thực hiện các thủ tục để đưa nhà máy đi vào hoạt động. Dự án Nhà máy Kanglongda Huế giai đoạn 2, chủ đầu tư đã cho xây dựng một số hạng mục, công trình, nhà xưởng… đơn vị đã cho kiểm tra và sẽ có hướng xử lý nghiêm trước khi cấp giấy phép xây dựng. Trước mắt sẽ cho kiểm tra, lập biên bản và đề xuất xử phạt về trật tự đô thị. Sau khi xử phạt xong, có giấy nộp phạt đơn vị mới tiếp tục cấp Giấy phép xây dựng.

Bạn đang đọc bài viết Thừa Thiên - Huế: Nhà máy Kanglongda Huế thi công giai đoạn 2 khi chưa có giấy phép xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bình Dương: Đột phá để về đích năm 2025
Năm 2025, Bình Dương đặt mục tiêu trở thành một điểm sáng phát triển với những nỗ lực đột phá trong đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số.

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.