0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 11/08/2023 08:08 (GMT+7)

Thủ tướng: Phải thần tốc hơn nữa, 'chỉ bàn làm, không bàn lùi'

Theo dõi KT&TD trên

Nhấn mạnh tinh thần phải thần tốc hơn nữa, "chỉ bàn làm, không bàn lùi" trong triển khai các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng yêu cầu tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn để "biến không thành có, biến khó thành dễ..."

Thủ tướng Phải thần tốc hơn nữa chỉ bàn làm không bàn lùi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu tại phiên họp

Chiều 10/8, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã họp phiên thứ 7 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhằm kiểm điểm, đánh giá các công việc đã làm kể từ phiên họp thứ 6, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các dự án.

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Các báo cáo, ý kiến thống nhất đánh giá, sau phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động, phối hợp, nỗ lực triển khai các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong đó, tỉ lệ giải ngân cho các công trình giao thông trọng điểm đạt hơn 50%, cao hơn trung bình cả nước.

Các dự án thành phần tồn đọng của cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1 đã giải quyết cơ bản các vướng mắc pháp lý và dự kiến quý I/2024 sẽ hoàn thành.

Các dự án khác đang triển khai đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, giải phóng mặt bằng, nguyên vật liệu, công trình kỹ thuật...

Các dự án chuẩn bị khởi công thì đang khẩn trương hoàn thành thủ tục. Việc bổ sung, điều chỉnh và tập trung vốn cho các dự án được triển khai tích cực

Các dự án hợp tác công tư được điều chỉnh nhanh hơn về mặt thủ tục và minh bạch ngay từ đầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương các địa phương vào cuộc tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt Hà Nội đã giải phóng được hơn 86% dự án đường Vành đai 4, TPHCM đã giải phóng được hơn 90% dự án đường Vành đai 3.

Thủ tướng cũng biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các chủ đầu tư, nhà thầu đã "vượt nắng thắng mưa", thực hiện tốt các mục tiêu đề ra; biểu dương sự phối hợp tốt giữa các bộ, ngành, địa phương và sự chủ động của các địa phương.

Bên cạnh kết quả, Thủ tướng cũng nêu rõ một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, về giải phóng mặt bằng, tái định cư, yêu cầu cả hệ thống chính trị ở địa phương phải vào cuộc trên tinh thần lắng nghe, cầu thị, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bức xúc của người dân, bảo vệ quyền lợi, ích hợp pháp của nhân dân.

Về nguyên vật liệu hiện đang khó khăn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong tuần tới chỉ đạo giải quyết dứt điểm.

Về huy động vốn, Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính đẩy nhanh thủ tục, không để kéo dài. Liên quan đến các dự án PPP, ngoài vốn đầu tư công, ngân hàng cần nghiên cứu, có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư hạ tầng.

Thủ tướng đề nghị các đơn vị tư vấn phải công tâm, khách quan, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích chung lên trên hết, trước hết, tinh thần là hài hòa lợi ích giữa các bên.

Các địa phương phải xác định việc đầu tư hạ tầng tại địa phương là đầu tư cho phát triển, tạo không gian phát triển mới, khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ mới, do đó phải cập nhật quy hoạch mới và thành lập Tổ công tác để xử lý các vấn đề liên quan trong thẩm quyền, hỗ trợ tích cực cho chủ đầu tư, nhà thầu.

Trong đó, cần hoàn thành sớm các thủ tục pháp lý; phải chỉ ra vướng mắc ở đâu, nội dung gì, ai giải quyết; đồng thời, cân đối nguồn vốn linh hoạt, hài hoà, nếu có vướng mắc thì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Quốc hội để giải quyết.

Liên quan đến chỉ định thầu, đấu thầu, đấu giá, mỏ nguyên vật liệu, Thủ tướng yêu cầu phải làm công khai, minh bạch, Bộ Xây dựng linh hoạt trong vấn đề giá cả tuỳ theo tình hình, thị trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ các địa phương về thủ tục đất đai, mỏ vật liệu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ về vấn đề rừng.

Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành, địa phương tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát để các đơn vị làm đúng các quy định pháp luật và tuyệt đối chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải thần tốc hơn nữa, "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; nói đi đôi với làm, đã làm phải có kết quả, "cân, đong, đo, đếm" được; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn để "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể"; vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó, vướng cấp nào, cấp đó giải quyết; bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn các dự án./.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng: Phải thần tốc hơn nữa, 'chỉ bàn làm, không bàn lùi'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vì sao giá cát, đá xây dựng bất ngờ tăng mạnh?
Theo Viện Kinh tế xây dựng, do nhu cầu xây dựng cao, nguồn cung khan hiếm nên giá cát xây dựng trong tháng 6 tăng đến 58,45%, giá đá xây dựng tăng đến 11,11%. Các loại vật liệu tăng khiến giá trị công trình tăng từ 0,68 - 3,14%.
Từ 1/7: Bán hàng trên sàn online phải nộp thuế ra sao?
Từ 1/7/2025, người bán hàng trên sàn thương mại điện tử sẽ bị khấu trừ và nộp thay thuế VAT, thu nhập cá nhân theo doanh thu gộp. Chính sách mới nhằm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh số và chống thất thu ngân sách.

Tin mới

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.
Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.