0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 18/12/2024 09:24 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ: Kiểm soát chặt lãi suất huy động, giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Theo dõi KT&TD trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện số 135/CĐ-TTg yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu NHNN phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến kinh tế quốc tế, điều chỉnh chính sách kịp thời, linh hoạt và hiệu quả. Chính sách tiền tệ cần phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, đảm bảo mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và cân đối lớn.

Mục tiêu là đạt tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030.

Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, giảm lãi suất cho vay, kiểm soát chặt lãi suất huy động, đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, hiệu quả cho nền kinh tế dịp cuối năm 2024, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và đầu năm 2025. Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế, đảm bảo vốn tín dụng đi vào thực chất, tránh ách tắc, chậm trễ.

Thủ tướng Chính phủ: Kiểm soát chặt lãi suất huy động, giảm mặt bằng lãi suất cho vay.  
Thủ tướng Chính phủ: Kiểm soát chặt lãi suất huy động, giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Công điện yêu cầu tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại…

Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế trong dịp cuối năm 2024, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và ngay từ những tháng đầu năm 2025. Cũng như tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh...

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm, không đúng địa chỉ, tạo cơ chế xin cho, tiêu cực trong việc cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Công điện yêu cầu tiếp tục thực hiện có hiệu quả và mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Kiên quyết xử lý nghiêm theo thẩm quyền và quy định pháp luật các tổ chức tín dụng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định (bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay).

NHNN cần tăng cường hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Nhất là việc công bố lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; kịp thời xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp vi phạm.

Đồng thời phải tập trung thực hiện các giải pháp phù hợp, hiệu quả xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh và bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Thủ tướng Chính phủ: Kiểm soát chặt lãi suất huy động, giảm mặt bằng lãi suất cho vay - Ảnh 1

Trong báo cáo về ngành ngân hàng mới công bố, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn cuối năm 2024 do nhiều yếu tố. Thứ nhất, áp lực về tỷ giá và sức ép của lạm phát vẫn hiện hữu khi xét đến những yếu tố liên quan đến biến động giá cả hàng hóa dưới tác động của những căng thẳng địa chính trị. Áp lực chênh lệch tỷ giá giữa đồng USD/VND có thể tiếp diễn trong bối cảnh USD vẫn đang mạnh lên trong năm 2025.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất huy động vẫn chịu áp lực tăng nhằm thu hẹp mức độ chênh lệch giữa số dư tiền gửi và dư nợ tín dụng toàn hệ thống và gia tăng mức độ cạnh tranh của kênh tiền gửi tiết kiệm so với lợi suất đầu tư của các kênh đầu tư khác trên thị trường.

Ngoài ra, mục tiêu đảm bảo thanh khoản và đáp ứng nhu cầu tín dụng cũng khiến nhiều ngân hàng có thể phải tăng cường huy động nhằm mục đích cân đối thanh khoản và đảm bảo các chỉ số an toàn tài chính, trong đó một số ngân hàng đã chạm ngưỡng LDR dẫn đến ưu tiên tăng nguồn huy động để giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Trong khi cầu tín dụng thường có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm, đặc biệt là nhóm bất động sản và xây dựng.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Chính phủ: Kiểm soát chặt lãi suất huy động, giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nhà đầu tư trẻ và cơn sốt đầu tư tài chính Online
Trong những năm gần đây, thế hệ Z và millennials đã tạo nên một làn sóng mới trong lĩnh vực đầu tư tài chính, với việc gia tăng mạnh mẽ số lượng nhà đầu tư trẻ tham gia vào các nền tảng giao dịch trực tuyến.
Cá nhân hóa chiến lược đầu tư: Xu hướng mới thời AI và dữ liệu lớn
Thị trường tài chính ngày nay không còn là cuộc chơi của những công thức chung hay các mô hình rập khuôn. Với sự bùng nổ của Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data), một kỷ nguyên mới đang mở ra, nơi cá nhân hóa chiến lược đầu tư trở thành yếu tố then chốt quyết định thành công.

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.