0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 17/03/2025 08:35 (GMT+7)

Thấy gì từ khung pháp lý cho tiền điện tử của các nước

Theo dõi KT&TD trên

Sự phát triển nhanh chóng của tiền điện tử đã thúc đẩy nhiều quốc gia trên thế giới nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để quản lý và phát triển lĩnh vực này.

Thấy gì từ khung pháp lý cho tiền điện tử của các nước - Ảnh 1
Nhiều quốc gia đưa ra các cách thức quản lý nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ và lợi ích của người dân.

Từ thực tế tồn tại của một số loại tiền điện tử như Bitcoin cho thấy, sự phát triển của các loại tiền điện tử là xu hướng tất yếu. Dù chấp nhận hay không thì các quốc gia vẫn phải đưa ra các cách thức quản lý nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ và lợi ích của người dân.

Theo đó, quan điểm quản lý và sử dụng tiền điện tử KTS như phương tiện thanh toán của các quốc gia trên thế giới có thể chia thành một số nhóm như nhóm chấp nhận; nhóm dung hòa; nhóm từ chối và nhóm cấm triệt để.

Chính sách thoáng

Châu Âu là một trong những khu vực đi đầu trong việc phát triển khung pháp lý toàn diện về tiền điện tử. Năm 2023, Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua Markets in Crypto-Assets (MiCA) - quy định quy mô lớn đầu tiên nhằm thiết lập một bộ quy tắc chung cho các tài sản tiền điện tử.

MiCA được kỳ vọng sẽ giúp thực thi quy định đồng bộ tại các quốc gia thuộc EU, giảm thiểu sự không chắc chắn cho doanh nghiệp đồng thời bảo vệ khách hàng.

MiCA giúp thống nhất quy định giữa các nước thành viên, yêu cầu tất cả nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử phải đăng ký và tuân thủ giám sát, đồng thời đặt ra giới hạn nghiêm ngặt về stablecoin nhằm tránh các sự cố như TerraUSD. Dù mang lại sự rõ ràng, MiCA cũng bị đánh giá là có thể quá chặt chẽ so với các khu vực khác.

Còn tại Anh, cân bằng giữa quy định và phát triển, chính phủ nước này đặt mục tiêu trở thành trung tâm toàn cầu về công nghệ tiền điện tử. Cơ quan Quản lý tài chính (FCA) yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ quy định AML và KYC, đồng thời hỗ trợ stablecoin và tài sản kỹ thuật số. Dù vậy, các công ty tiền điện tử vẫn đối mặt với những quy tắc khắt khe hơn trong việc quảng cáo và cung cấp dịch vụ tài chính.

Năm 2021, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên công nhận bitcoin là tiền pháp định với kỳ vọng kích thích tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và mở rộng tiếp cận tài chính cho người dân. Chính phủ phát triển ví điện tử Chivo Wallet và triển khai ATM Bitcoin để hỗ trợ giao dịch.

Ở Châu Á, các quy định về tiền điện tử có sự khác biệt rõ rệt. Đây là một khu vực rất đa dạng, vừa hấp dẫn vừa thách thức khi nói đến tiền điện tử và công nghệ blockchain.

Nhờ Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), Singapore đã trở thành một trong những quốc gia thân thiện với tiền điện tử nhất. Họ đưa ra các hướng dẫn rõ ràng cho các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử theo Đạo Luật Dịch vụ thanh toán (PSA). Đạo luật này quy định các điều kiện tiên quyết liên quan đến token thanh toán kỹ thuật số, bao gồm cả các biện pháp chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT), biến Singapore thành điểm đến lý tưởng cho các start up trong lĩnh vực tiền điện tử.

Mỹ đã công bố một khung pháp lý mới vào năm 2022, mở đường cho các quy định bổ sung. Tuy nhiên, sự chồng chéo giữa các cơ quan như Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) và Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính (FinCEN) gây ra nhiều thách thức.

Tại Mỹ, một số bang có cách tiếp cận khác nhau: Wyoming ủng hộ tiền điện tử với các luật thân thiện, trong khi New York áp dụng BitLicense - một trong những quy định khắt khe nhất, khiến nhiều công ty rời đi. Việc thiếu nhất quán giữa luật liên bang và tiểu bang làm phức tạp môi trường kinh doanh.

Chính sách cứng rắn, chặt chẽ

Trung Quốc có lập trường cứng rắn đối với tiền điện tử. Năm 2021, nước này cấm hoàn toàn mọi giao dịch và hoạt động khai thác tiền điện tử do lo ngại về sự ổn định tài chính và mức tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn từ bỏ tiền điện tử mà thay vào đó lại hoan nghênh công nghệ blockchain và thúc đẩy tài chính số với đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) - nhân dân tệ kỹ thuật số.

Trong khi đó, Nhật Bản có một trong những chế độ quản lý tiền điện tử phát triển nhất thế giới. Sau vụ tấn công sàn giao dịch Mt. Gox năm 2014, Nhật Bản đã ban hành luật buộc tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử phải đăng ký với Cơ quan Dịch vụ tài chính (FSA). FSA cũng yêu cầu các chính sách KYC và AML nghiêm ngặt, mang lại sự bảo vệ lớn hơn cho nhà đầu tư khi giao dịch.

Ở Trung Đông, Dubai là một trung tâm tiên phong trong lĩnh vực tiền điện tử. Cơ quan Quản lý tài sản ảo Dubai (VARA) có nhiệm vụ thực thi các quy định về tiền điện tử và tiểu vương quốc này đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều sàn giao dịch tiền điện tử lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tiền điện tử tại đây phản ánh tham vọng của khu vực trong việc đa dạng hóa nền kinh tế.

Australia đã dẫn đầu trong việc điều chỉnh tiền điện tử khi yêu cầu các sàn giao dịch tại nước này phải đăng ký dưới sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia (ASIC) và tuân thủ các quy định về AML.

Có thể nói, khi tiền điện tử tiếp tục phát triển, các quy định dự kiến sẽ còn thay đổi nhằm cân bằng giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ người tiêu dùng. Việc tìm ra một hướng đi phù hợp giữa đổi mới công nghệ và quản lý rủi ro sẽ quyết định tương lai của ngành công nghiệp này.

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì từ khung pháp lý cho tiền điện tử của các nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chứng khoán Mỹ tăng vọt sau thỏa thuận giảm thuế Mỹ - Trung
Ngày 12/5, chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một sự tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố thỏa thuận tạm thời giảm thuế đối ứng lẫn nhau, giúp xoa dịu lo ngại của các nhà đầu tư về các tác động tiêu cực từ chiến tranh thuế quan kéo dài.
Luật Thuế thu nhập DN (sửa đổi): Sắp xếp ưu đãi thuế hợp lý, bổ sung nhiều chính sách vượt trội
Dự thảo Luật Thuế thu nhập DN (sửa đổi) đã rà soát, sắp xếp lại ưu đãi thuế hợp lý một mặt không ảnh hưởng chính sách ưu đãi chung, nhưng cũng bổ sung các chính sách ưu đãi mới vượt trội để hỗ trợ DN mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.

Tin mới

"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động
Bảo hiểm xã hội Khu vực I cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/4/2025 (lấy ngày 7/5/2025), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Phát hiện kho chứa 40.000 gói rong biển trôi nổi chuẩn bị tuồn ra thị trường
Ngày 13/5, lực lượng Quản lý thị trường Bắc Ninh phát hiện và thu giữ 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc tại một hộ kinh doanh ở huyện Gia Bình. Vụ việc tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng buôn bán thực phẩm trôi nổi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa
Hà Nội: Tạm giữ 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ nguồn gốc tại quận Hoàng Mai
Ngày 13/5/2025, Đội Quản lý thị trường số 17, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Đội 6 – Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03), Công an thành phố Hà Nội kiểm tra đột xuất một địa điểm tập kết hàng hóa tại khu đất đối diện ngõ 197 phố Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai.
Kết quả điều tra mở rộng vụ án Sản xuất, buôn bán hàng giả là TPCN xảy ra tại Công ty MediPhar
Ngày 12/5/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn, khám xét đối với 05 đối tượng thuộc Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế liên quan vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
Bên trong Nhà máy sữa tươi TH true MILK công suất hàng đầu Liên bang Nga vừa khánh thành
Tọa lạc tại vùng kinh tế đặc biệt Kaluga, cách thủ đô Moscow khoảng 100km, Nhà máy Chế biến sữa tươi sạch TH true MILK có diện tích gần 15ha, được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu. Công suất thiết kế lên đến 1.000 tấn/ngày. Đây là một trong những nhà máy sữa lớn nhất Liên bang Nga hiện nay.