0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 17/03/2024 11:04 (GMT+7)

Thái Nguyên: Cần công khai việc xử lý 53 mỏ chưa hoàn thiện giấy phép môi trường

Theo dõi KT&TD trên

Vừa qua, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã công khai tên 53 mỏ chưa hoàn thiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của tỉnh. Vậy các đơn vị này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo báo cáo giám sát của HĐND tỉnh Thái Nguyên đến cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh còn 53 mỏ khai thác, chế biến khoáng sản chưa hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của tỉnh.

Cụ thể như: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng sắt khu Hoà Bình (Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên); Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác vàng sa khoáng Khắc Kiệm (Công ty CP Đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long); 3 Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá vôi thuộc huyện Đồng Hỷ (Công ty Cổ phần Kim Sơn) ...

Thái Nguyên: Cần công khai việc xử lý 53 mỏ chưa hoàn thiện giấy phép môi trường - Ảnh 1
Khai thác tài nguyên khoáng sản cần chấp hành pháp luật về môi trường.

Một số mỏ thuộc các đơn vị như HTX công nghiệp và vận tải Chiến Công; Công ty CP đầu tư thương mại Thủ đô gió ngàn; Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên; Khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng… cần hoàn thiện giấy phép môi trường

Theo thống kê, toàn tỉnh có 27 đơn vị cần tiếp tục hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động và liên tục, trong đó có 16 cơ sở liên quan đến nước thải và 11 cơ sở liên quan đến khí thải.

Xác định kinh tế, xã hội và môi trường là ba trụ cột chính để phát triển bền vững, phấn đấu xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội, những năm qua, cùng với việc duy trì nền kinh tế phát triển ổn định, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.

Mặc dù vậy, trong thời gian qua một số cơ quan, địa phương chưa quan tâm, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hình thức xử phạt bổ sung buộc khắc phục hành vì vì phạm theo quy định. Một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận nhân dân còn chậm được quan tâm giải quyết dứt điểm.

Có thể thấy tỉnh Thái Nguyên đã rất quyết liệt trong công tác kiểm tra, giám sát và nêu tên 53 mỏ khai thác, chế biến khoáng sản chưa hoàn thiện giấy phép môi trường. Nhưng để công tác quản lý không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ các cơ quan chức năng mà ở đây cụ thể là UBND tỉnh Thái Nguyên cần công khai cả việc xử lý theo quy định pháp luật đối với các mỏ này để người dân địa phương thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình đối với các mỏ khai thác trên địa bàn.

Thái Nguyên: Cần công khai việc xử lý 53 mỏ chưa hoàn thiện giấy phép môi trường - Ảnh 2
Nhiều mỏ chưa hoàn thiện giấy phép môi trường.

Thiết nghĩ, nếu làm được như vậy công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản sẽ đạt được những kết quả khả quan, tạo động lực cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tiến tới phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên.

Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Trưởng Ban nghiên cứu khoa học, Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết: Luật pháp Việt Nam yêu cầu rất rõ việc phát triển kinh tế phải gắn với công tác bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, các quy hoạch (QH), kế hoạch (KH) phát triển phải có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), báo cáo ĐMC phải được thẩm định, xem xét khả năng tác động của việc thực hiện QH, KH đến môi trường và nếu thấy có những tác động lớn thì phải điều chỉnh QH, KH hoặc thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động có hại đến mức chấp nhận được.

Đối với các dự án phát triển như nhà máy, khu công nghiệp, công trình xây dựng, khai thác khoáng sản,… thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), báo cáo này phải được thẩm định, xem xét để dự án phát triển không gây nhiều tác động xấu đến môi trường và chủ dự án phải cam kết tuân thủ các cam kết xử lý chất thải, giám sát, quan trắc môi trường và nếu xảy ra sự cố thì có trách nhiệm xử lý, khi cần phải đền bù thiệt hại do mình gây ra. Chủ dự án phải chịu sự giám sát về BVMT của các cơ quan chức năng của các cơ quan báo chí, của cộng đồng dân cư.

Theoquy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phạttiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định.

Ngoài ra còn phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung (điểm a, khoản 5, điều 14) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này; (điểm đ, khoản 6, điều 14) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc di dời dự án đầu tư, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vi phạm không có giấy phép môi trường được cấp theo quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này mà địa điểm đang thực hiện dự án đầu tư, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được phê duyệt theo quy định.

Kiên Giang

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên: Cần công khai việc xử lý 53 mỏ chưa hoàn thiện giấy phép môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.