0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 16/03/2024 10:45 (GMT+7)

Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn

Theo dõi KT&TD trên

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết trong quá trình thẩm tra vẫn còn nhiều loại ý kiến liên quan việc cấm lái xe khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Ủy ban đề xuất 2 phương án xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn- Ảnh 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Còn nhiều loại ý kiến khác nhau về xử lý vi phạm nồng độ cồn

Ngày 15/3 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 31, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong đó có quy định về xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

Báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết trong quá trình thẩm tra vẫn còn nhiều loại ý kiến liên quan việc cấm lái xe khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn- Ảnh 2.
Loại ý kiến thứ nhất: Nhất trí với dự thảo Luật là cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. 

Về ưu điểm, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết, quy định này kế thừa từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và thống nhất với quy định tại khoản 6 Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019. 

Quy định trên đã được thực tiễn kiểm nghiệm phát huy kết quả tốt. Số vụ tai nạn liên quan đến rượu bia giảm. 

Cấm hành vi trên với mục đích phòng ngừa, làm giảm những rủi ro, thiệt hại tiềm tàng do việc sử dụng rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông gây ra, được các nhà khoa học ủng hộ. 

Đến nay, quy định cấm trên đã đi vào cuộc sống, được đông đảo người dân đồng tình thực hiện và đang từng bước hình thành văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe”. 

Về nồng độ cồn nội sinh phát hiện qua hơi thở, đến thời điểm hiện nay chưa có căn cứ rõ ràng; có thể kiểm tra lại qua xét nghiệm máu để không làm sai lệnh kết quả xử lý.
Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn- Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Về hạn chế, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn như vậy là nghiêm khắc và tác động đến thói quen sử dụng rượu, bia của một bộ phận người dân Việt Nam.

Quy định này cũng ảnh hưởng nhất định đến một số hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của một số địa phương.

Việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn cũng làm giảm sức tiêu thụ đồ uống có cồn, từ đó làm ảnh hưởng nhất định các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng, tiêu thụ rượu, bia của nước ta.

Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn- Ảnh 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Loại ý kiến thứ hai: Đề nghị cân nhắc quy định trên và cần có báo cáo đánh giá, tổng kết, cơ sở khoa học để đưa ra mức giới hạn thấp nhất.

Ưu điểm của quy định này là đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người dân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người đã sử dụng rượu, bia được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Quy định này cũng không làm giảm sức tiêu thụ đồ uống có cồn, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng, tiêu thụ rượu, bia của nước ta và cả gián tiếp cho nhiều người lao động trong chuỗi sản xuất, kinh doanh. 

Quy định ngưỡng giới hạn nồng độ cồn cho phép đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ cũng tương đồng với quy định của nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên hạn chế là làm tăng số vụ tai nạn giao thông, kéo theo làm tăng hậu quả, thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra như các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông khác. 
Quy định này cũng khó bảo đảm tính khả thi khi người uống rượu, bia không thể biết lúc nào đến ngưỡng để dừng lại.
Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn- Ảnh 5.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới.

Đề xuất 2 phương án xử lý vi phạm nồng độ cồn

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng đây là nội dung lớn, có tác động đến toàn bộ người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, được cử tri và dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.

Căn cứ ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổng hợp và đề xuất 02 phương án sau:

- Phương án 1: Quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (kế thừa theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ).
Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn- Ảnh 6.
- Phương án 2: Quy định như Luật Giao  thông đường bộ năm 2008 là cấm: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. 
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”. 
Đồng thời, phải sửa đổi quy định liên quan tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
“Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với đề xuất của Chính phủ và tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn Phương án 1 để báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục kế thừa quy định hiện hành để bảo vệ được nhiều tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, bảo vệ tuổi thọ của giống nòi”, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nhấn mạnh.
Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn- Ảnh 7.

Các đại biểu dự phiên họp.

Đề nghị bổ sung quy định đấu giá biển số xe

Về quy định đấu giá biển số xe, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, đa số ý kiến đề nghị nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện để bổ sung vào dự thảo Luật quy định về đấu giá biển số xe ô tô; có ý kiến đề nghị nghiên cứu mở rộng đấu giá với cả biển số xe tải, xe khách và xe mô tô.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ và thấy rằng việc thực hiện Nghị quyết số 73/2022/QH15 trong thời gian vừa qua đã đem lại kết quả tích cực, chứng minh được tính hiệu quả, tính khả thi của chính sách mới này. 

Nếu không kịp thời đưa vào dự thảo Luật này mà chờ hết thời gian thực hiện thí điểm, tiến hành tổng kết, báo cáo Quốc hội thì lúc đó phải tiến hành trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Luật mới được Quốc hội sẽ gây tốn kém, lãng phí cả về thời gian và ngân sách.

Căn cứ đề xuất của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng có 02 phương án để luật hóa nội dung đấu giá biển số xe như sau:
- Phương án 1: Bổ sung 01 điều (Điều 37) vào dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên tinh thần kế thừa nội dung của Nghị quyết số 73/2022/QH15 về thí điểm đấu giá biển số xe có điều chỉnh để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết trên.
- Phương án 2: Bổ sung nội dung đấu giá biển số xe vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với Phương án 1, vì đưa vào quy định trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là phù hợp với ý kiến đại biểu Quốc hội đã nêu, phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là luật chuyên ngành, sẽ quy định đầy đủ, cụ thể các nội dung về đấu giá biển số xe và tạo nên sự thống nhất với các quy định khác về biển số xe như quản lý phương tiện giao thông đường bộ, cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.

Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn- Ảnh 8.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

Làm rõ những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau

Phát biểu điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, các vị Đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (đã có 133 lượt ý kiến phát biểu: 105 ý kiến tại tổ và 28 ý kiến tại Hội trường).

Trên cơ sở ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với Cơ quan soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và xây dựng dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý.

So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý có 9 chương, 89 điều, số chương giữ nguyên và tăng 08 điều do bổ sung 05 điều mới; gộp 04 điều thành 02 điều; tách nội dung của một số điều thành 05 điều khác. 

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đạt được sự đồng thuận giữa cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ủy ban Thường vụ hội tập trung cho ý kiến về những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau như: Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; Về cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; Về bổ sung quy định đấu giá biển số xe; Về bổ sung quy định về điểm, trừ điểm giấy phép lái xe… và những vấn đề đại biểu quan tâm./.
Bạn đang đọc bài viết Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
Xe buýt điện VinBus xuất hiện ở thành phố biển Nha Trang đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách trải nghiệm. Bên cạnh ưu điểm êm ái, không tiếng ồn, thân thiện với môi trường, những chuyến xe xanh còn nhận được nhiều phản hồi tích cực về dịch vụ và các tính năng công nghệ nổi bật.
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta, một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.