0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 05/01/2023 11:56 (GMT+7)

Tất bật đảm bảo nguồn cung dịp tết Nguyên Đán

Theo dõi KT&TD trên

Theo dự báo, nhu cầu mua sắm của người dân từ nay đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sẽ tăng khoảng 8%-10% so với cùng kỳ năm 2022, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất, thương mại đã mạnh tay chuẩn bị nguồn hàng dự trữ phục vụ thị trường.

Ổn định nguồn cung hàng hóa

Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội, năm 2022, kinh tế Thủ đô được phục hồi, ổn định, đời sống người dân được cải thiện, nên dịp cuối năm nay và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu mua sắm sẽ tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng giá trị hàng hóa trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 39.500 tỷ đồng (tăng 15% so với Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022).

Tất bật đảm bảo nguồn cung dịp tết Nguyên Đán - Ảnh 1

Trong đó, nhóm hàng cần bảo đảm nguồn cung cầu trong dịp Tết là gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản, trứng gà, trứng vịt, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi và các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết như măng, miến, mộc nhĩ, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh... đều được đảm bảo.

Cụ thể, TP.Hà Nội dự trữ 96.700 tấn gạo, 19.300 tấn lợn hơi, 6.400 tấn thịt gia cầm, 5350 tấn thịt bò, 129 triệu trứng gia cầm, 107.000 tấn rau củ, 5300 tấn thủy sản, 5300 tấn thực phẩm chế biến, 52.000 tấn trái cây các loại…

Để phục vụ tốt mùa mua sắm Tết Quý Mão 2023 sắp tới, TP.Hà Nội đã có nhiều giải pháp, chủ động các phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân. Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương đã chỉ đạo các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp các mặt hàng phục vụ Tết có kế hoạch sản xuất bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng tối thiểu ít nhất 30% ngoài kế hoạch của thành phố giao. Cùng với đó, các đơn vị phân phối, cung ứng hàng hóa thiết yếu phải có kế hoạch khai thác nguồn hàng hợp lý, giá cả ổn định và bảo đảm công tác phòng, chống dịch phục vụ nhân dân; tổ chức triển khai các chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng.

Sắp tới đây, thành phố Hà Nội sẽ triển khai tổ chức các chương trình, hoạt động, sự kiện kích cầu mua sắm phục vụ nhân dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, như: Tổ chức các điểm bán hàng, các chuyến bán hàng phục vụ Tết tại các huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn để phục vụ nhân dân; triển khai các sự kiện của thành phố thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người dân. Qua đó, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đồng thời bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

Doanh nghiệp tích cực tham gia

Nhận định nhu cầu tiêu thụ hàng Tết năm nay sẽ khả quan và tăng nhiều so với năm 2021, các doanh nghiệp sản xuất thủy, hải sản chế biến, bánh kẹo, nước ngọt, nước giải khát... đã đặt mục tiêu sản lượng, doanh số cao. Các công ty sản xuất, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm cũng đã hoàn tất khâu chuẩn bị tại trại chăn nuôi và trại liên kết để bảo đảm nguồn hàng cung cấp cho thị trường.

Tất bật đảm bảo nguồn cung dịp tết Nguyên Đán - Ảnh 2

Đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm đón năm mới Tết Quý Mão 2023, Mondelez Kinh Đô đã đưa ra thị trường 38 bộ sản phẩm Tết đặc biệt với chất lượng cao cấp, bao bì ấn tượng và hương vị đặc trưng của các thương hiệu được yêu thích như: Cosy, AFC, Oreo, Solite, LU, Cadbury, Slide… Để phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng, Mondelez Kinh Đô đưa sản phẩm Tết tới gần 200.000 điểm bán hàng trên cả nước cùng với việc trang trí bắt mắt trong cửa hàng, cũng như trên các nền tảng thương mại điện tử, như: Shopee, Lazada, Tiki, Bách Hóa Xanh online, Big C online.

Hệ thống siêu thị Co.op Mart đã lên kế hoạch chuẩn bị khoảng 14.000 tấn hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân toàn quốc trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Còn hệ thống Hapro Mart đã lên kế hoạch dự trữ hàng phục vụ Tết tương đương năm trước, trong đó, chú trọng đến những sản phẩm nông sản chất lượng cao, đặc sản vùng miền.

Tương tự, trung tâm MM Mega Market Thăng Long dự đoán sức mua Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tăng từ 10-20% so với Tết Nguyên đán 2022 nên hệ thống siêu thị MM Mega Market Việt Nam lên kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 20 - 30% so với dịp Tết 2022 và tăng 40-50% so với những tháng bình thường. Riêng thực phẩm tươi sống và mặt hàng thiết yếu, bánh kẹo, mứt tăng đến 100%.

Hoài Anh

Bạn đang đọc bài viết Tất bật đảm bảo nguồn cung dịp tết Nguyên Đán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chagee - Đối thủ đáng gờm của Starbucks tại Trung Quốc
Trong thế giới đồ uống sôi động của Trung Quốc, một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần khốc liệt đang diễn ra giữa hai gã khổng lồ: Starbucks, biểu tượng của văn hóa cà phê Mỹ, và Bá Vương Trà Cơ (Chagee), hiện thân của tinh hoa trà truyền thống Trung Hoa.
Sự lên ngôi của lối sống thuần chay trong ngành F&B
Lối sống thuần chay đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại và ngành F&B cũng không đứng ngoài cuộc. Sự chuyển mình của ngành công nghiệp này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thuần chay đang trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển của ngành thực phẩm.
Người Việt tin dùng hàng Việt: Chuyển biến tích cực
"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" - câu khẩu hiệu tưởng chừng đơn giản ấy đã trở thành một cuộc vận động mang ý nghĩa sâu rộng, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng, khơi dậy tinh thần yêu nước và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Dự báo CPI tháng 11/2024 tăng 0,15%
Trong bối cảnh khi nền kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn nhưng tình hình Kinh tế xã hội trong nước tháng 10/2024 tiếp tục duy trì xu hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm.
Một số thông tin về thị trường rau quả
Sản lượng hầu hết các loại trái cây chủ lực của cả nước trong 10 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích cho thu hoạch tăng, như: sầu riêng tăng hơn 20%; xoài tăng 3,6%; cam tăng 2,3%.
Hành trình chinh phục thế giới của trà Kombucha
Xuất phát từ một thức uống truyền thống ở phương Đông, trà Kombucha đã trải qua một hành trình lịch sử lâu dài, từ việc được sử dụng như một loại thuốc dân gian đến việc trở thành một sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ rộng rãi trên toàn cầu.
Kinh nghiệm chọn ấm để pha trà ngon
Trong bất kỳ phong cách thưởng trà nào, ấm trà luôn đóng một vai trò quan trọng, bởi bên cạnh nước pha, ấm trà có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị cuối cùng của chén trà.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân khiến giá biệt thự, liền kê tăng vọt?
Bộ Xây dựng cho biết, theo khảo sát thì phân khúc biệt thự, nhà ở liền kề trong dự án có một lượng lớn dòng tiền của nhà đầu tư dài hạn lẫn người mua ở thực, vẫn giao dịch mạnh trong quý III/2024; vị trí thuận lợi, hạ tầng phát triển là yếu tố khiến giá loại hình bất động sản này tăng vọt.
Xuất khẩu chè Việt Nam tháng 10/2024 tăng trở lại
Ngành chè Việt Nam đang chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ khi kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng, đạt mức ấn tượng trong những tháng đầu năm 2024. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, không chỉ lượng chè xuất khẩu tăng cao mà giá trị cũng đạt được những con số ấn tượng.
Chagee - Đối thủ đáng gờm của Starbucks tại Trung Quốc
Trong thế giới đồ uống sôi động của Trung Quốc, một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần khốc liệt đang diễn ra giữa hai gã khổng lồ: Starbucks, biểu tượng của văn hóa cà phê Mỹ, và Bá Vương Trà Cơ (Chagee), hiện thân của tinh hoa trà truyền thống Trung Hoa.
Hà Nội: Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp sẽ được chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê
Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp bị bỏ không hàng thập kỷ qua sẽ được chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê trong thời gian tới, theo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tại cuộc họp mới đây về tình hình 5 dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng.
Sự lên ngôi của lối sống thuần chay trong ngành F&B
Lối sống thuần chay đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại và ngành F&B cũng không đứng ngoài cuộc. Sự chuyển mình của ngành công nghiệp này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thuần chay đang trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển của ngành thực phẩm.