0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 17/12/2022 08:26 (GMT+7)

Tận dụng ưu thế, nâng cao giá trị cam Cao Phong

Theo dõi KT&TD trên

Vừa qua, tại Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 do UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức, hình ảnh sản phẩm cam Cao Phong cùng các nông sản chủ lực khác của địa phương đã được lan tỏa đến đông đảo người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế.

Lễ hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo chuyển biến tích cực của các cấp, ngành cũng như toàn xã hội trong việc bảo vệ, phát triển thương hiệu cam Cao Phong. Bên cạnh đó, Lễ hội còn góp phần quảng bá sâu rộng về xuất xứ địa lý, thương hiệu cam Cao Phong; giới thiệu hình ảnh, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của huyện; tạo cơ hội cho doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao thương hiệu cam cũng như các thương hiệu nông sản khác, hướng tới kích cầu tiêu dùng trong nước, tạo sự kết nối để nâng cao chuỗi giá trị của cam Cao Phong cũng như nông sản chủ lực của huyện.

Tận dụng ưu thế, nâng cao giá trị cam Cao Phong - Ảnh 1
Tận dụng ưu thế, nâng cao giá trị cam Cao Phong - Ảnh 2
Một số hình ảnh tại Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 do UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức
Một số hình ảnh tại Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 do UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình Nguyễn Huy Nhuận chia sẻ: “Theo Đề án Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Bình tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp là nền tảng, trụ đỡ cho nền kinh tế theo hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến. Đồng thời, phát triển nhanh, toàn diện nông nghiệp theo hướng mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, hướng đến xuất khẩu và cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; xây dựng quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái…”.

Thực tế phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hòa Bình những năm gần đây đã có sự chuyển động tích cực và ngày càng khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Nhiều nông sản chủ lực đã vươn xa, được người tiêu dùng trong, ngoài nước biết đến. Song, thẳng thắn nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm thấp; chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn...

Để phát huy thế mạnh, tiềm năng của địa phương, thời gian qua, huyện Cao Phong triển khai đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Riêng đối với vùng trung tâm, chủ trương của huyện là tập trung phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cam, quýt, bưởi, mía… Đến nay, toàn huyện có trên 1.740 ha cây ăn quả có múi, trong đó khoảng 1.357 ha cam, tổng sản lượng năm 2022 ước đạt trên 20.000 tấn.

Riêng đối với cam Cao Phong, nhiều năm nay, loại quả này đã trở thành thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình. Cam Cao Phong khi thu hoạch vỏ thường dày, bổ ra có màu vàng đậm, có hạt, tỏa ra một mùi thơm rất hấp dẫn.

Từ năm 2010 đến 2015, cam Cao Phong bắt đầu giai đoạn sản xuất theo tiêu chuẩn, xây dựng thương hiệu; giai đoạn 2015-2020, tỉnh Hòa Bình tiếp tục bảo vệ thương hiệu, phát triển chỉ dẫn địa lý, nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả diện tích cây có múi đã được quy hoạch.

Để làm được điều này, tỉnh Hòa Bình đã phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực ứng dụng khoa học - kỹ thuật, huy động các nguồn lực liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Với những bước đi đúng đắn, bài bản, cam Cao Phong dần khẳng định chất lượng, ưu thế vượt trội trên thị trường. Năm 2007, cam Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận logo nhãn hiệu hàng hóa, Tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn Tốp 100 thương hiệu Việt. Năm 2010, được Hội Sở hữu trí tuệ cấp bằng công nhận nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam.

Đặc biệt, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho 4 giống cam tại thị trấn Cao Phong và 5 xã. Đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do điều kiện địa lý của khu vực đó quyết định. Sự kiện này là bước đột phá, tạo lập vị thế nông sản đặc trưng, nổi bật, mở ra nhiều cơ hội vươn ra thị trường lớn, là bước ngoặt trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

Bên cạnh đó, để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ chung đề ra, tỉnh đang tập trung, phát triển cấp mã số vùng trồng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cải thiện, nâng cao số lượng, chất lượng nhóm nông sản chủ lực từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực; chú trọng quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, nhất là tại thị trường lớn trong nước và xuất khẩu…

Ông Bùi Văn Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, để chủ động chỉ đạo sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, UBND tỉnh đã yêu cầu, các đơn vị liên quan thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản; thông tin về chất lượng sản phẩm, hướng dẫn các vùng sản xuất hàng hóa sản xuất theo nhu cầu thị trường, bảo đảm đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển và hướng tới xuất khẩu chính ngạch…

Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao, Hòa Bình kỳ vọng sẽ xây dựng được nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Nhóm PVTB

Bạn đang đọc bài viết Tận dụng ưu thế, nâng cao giá trị cam Cao Phong. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chagee - Đối thủ đáng gờm của Starbucks tại Trung Quốc
Trong thế giới đồ uống sôi động của Trung Quốc, một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần khốc liệt đang diễn ra giữa hai gã khổng lồ: Starbucks, biểu tượng của văn hóa cà phê Mỹ, và Bá Vương Trà Cơ (Chagee), hiện thân của tinh hoa trà truyền thống Trung Hoa.
Sự lên ngôi của lối sống thuần chay trong ngành F&B
Lối sống thuần chay đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại và ngành F&B cũng không đứng ngoài cuộc. Sự chuyển mình của ngành công nghiệp này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thuần chay đang trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển của ngành thực phẩm.
Người Việt tin dùng hàng Việt: Chuyển biến tích cực
"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" - câu khẩu hiệu tưởng chừng đơn giản ấy đã trở thành một cuộc vận động mang ý nghĩa sâu rộng, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng, khơi dậy tinh thần yêu nước và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Dự báo CPI tháng 11/2024 tăng 0,15%
Trong bối cảnh khi nền kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn nhưng tình hình Kinh tế xã hội trong nước tháng 10/2024 tiếp tục duy trì xu hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm.
Một số thông tin về thị trường rau quả
Sản lượng hầu hết các loại trái cây chủ lực của cả nước trong 10 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích cho thu hoạch tăng, như: sầu riêng tăng hơn 20%; xoài tăng 3,6%; cam tăng 2,3%.
Hành trình chinh phục thế giới của trà Kombucha
Xuất phát từ một thức uống truyền thống ở phương Đông, trà Kombucha đã trải qua một hành trình lịch sử lâu dài, từ việc được sử dụng như một loại thuốc dân gian đến việc trở thành một sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ rộng rãi trên toàn cầu.
Kinh nghiệm chọn ấm để pha trà ngon
Trong bất kỳ phong cách thưởng trà nào, ấm trà luôn đóng một vai trò quan trọng, bởi bên cạnh nước pha, ấm trà có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị cuối cùng của chén trà.

Tin mới

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap).
Đâu là nguyên nhân khiến giá biệt thự, liền kê tăng vọt?
Bộ Xây dựng cho biết, theo khảo sát thì phân khúc biệt thự, nhà ở liền kề trong dự án có một lượng lớn dòng tiền của nhà đầu tư dài hạn lẫn người mua ở thực, vẫn giao dịch mạnh trong quý III/2024; vị trí thuận lợi, hạ tầng phát triển là yếu tố khiến giá loại hình bất động sản này tăng vọt.
Xuất khẩu chè Việt Nam tháng 10/2024 tăng trở lại
Ngành chè Việt Nam đang chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ khi kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng, đạt mức ấn tượng trong những tháng đầu năm 2024. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, không chỉ lượng chè xuất khẩu tăng cao mà giá trị cũng đạt được những con số ấn tượng.
Chagee - Đối thủ đáng gờm của Starbucks tại Trung Quốc
Trong thế giới đồ uống sôi động của Trung Quốc, một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần khốc liệt đang diễn ra giữa hai gã khổng lồ: Starbucks, biểu tượng của văn hóa cà phê Mỹ, và Bá Vương Trà Cơ (Chagee), hiện thân của tinh hoa trà truyền thống Trung Hoa.