0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 05/02/2024 16:51 (GMT+7)

Sơn La: Điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Theo dõi KT&TD trên

Vừa qua, UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 2920/QĐ-UBND về việc điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Sơn La năm 2023 và năm 2024.

Sơn La: Điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Một góc thành phố Sơn La (ảnh: Phượng Nguyễn).

Điều chỉnh định hướng phát triển nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sơn La đến năm 2030 đã được phê duyệt dựa trên một số đặc trưng và phạm vi ảnh hưởng, toàn bộ lãnh thổ Sơn La được phân chia thành 03 vùng không gian rộng lớn. Theo đó, từng khu vực sẽ đảm nhận các vai trò, chức năng nhiệm vụ riêng biệt cũng như tận dụng tối đa tiềm năng vốn có, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, vùng I là vùng đô thị hóa sẽ tập trung vào phát triển trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch với thế mạnh là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc bộ với các địa phương và khu vực quốc tế lân cận. Trong đó, tập trung đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, tận dụng tiềm năng đất đai của khu vực để tạo ra các vùng nguyên liệu chất lượng cao, mang lại giá trị về mặt hàng hóa cũng như giá trị về hình mẫu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, xây dựng vùng trở thành một khu vực động lực theo mô hình trung tâm các vệ tinh, mỗi vệ tinh sẽ đảm nhiệm những vai trò, chức năng khác nhau, được liên kết chia sẻ bởi hệ thống hạ tầng liên kết nội vùng đồng bộ. Qua đó sẽ tránh được tối đa tình trạng quá tải, phát triển vượt ngưỡng, đảm bảo các yêu cầu cần thiết về mặt kiến trúc cảnh quan cho khu vực.

Vùng II là vùng có nguyên liệu nông sản giá trị cao, trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, vùng nguyên liệu nông sản giá trị cao được hình thành sẽ là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị nông sản hiệu quả, bền vững cho địa phương nhờ vào việc phát triển các vùng cây công nghiệp chất lượng cao, đảm bảo tính bền vững trong giới hạn khai thác được cho phép. Bên cạnh đó, phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp làm tiền đề hình thành các khu, cụm sản xuất công nghiệp tập trung, quy mô lớn, đem lại giá trị sản xuất vượt trội. Phát triển các đô thị vừa và nhỏ gắn với các cơ sở động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là các cơ sở chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị hàng hóa của các vùng nguyên liệu, giải quyết các vấn đề về lao động trong vùng. Phát triển các thị trấn và điểm dân cư nông thôn tập trung, tránh tối đa tình trạng phân tán nhỏ lẻ, điều kiện hạ tầng không đảm bảo làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Vùng III là vùng bảo tồn và phát huy giá trị thiên nhiên, dự trữ tự nhiên, bảo toàn các loài sinh cảnh được lập trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị rừng. Đặc biệt các khu vực vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, văn hóa kết hợp nghiên cứu khoa học, khám phá... Không phát triển các dự án xây dựng quy mô lớn, chỉ phát triển các đô thị, khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và khu hành chính tại các địa điểm cho phép trong khu vực vườn quốc gia để phục vụ quản lý và du lịch. Không phát triển về số lượng dân cư, đồng thời dịch chuyển dần lượng dân cư hiện có đang sinh sống trong khu vực (nhất là các khu bảo tồn thiên nhiên) tập trung về các đô thị du lịch, các trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn phân bố tại vùng ven. Khoanh vùng vành đai phát triển với các khu vực bảo tồn, phát huy tối đa giá trị cảnh quan thiên nhiên, nâng diện tích che phủ rừng. Các vùng bảo tồn nghiêm ngặt sẽ bao gồm các loại khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu bảo tồn chuyên theo chuyên đề (thông nước, rừng cảnh quan...), với việc phân chia các vùng không gian lãnh thổ nêu trên sẽ là tiền đề tạo nên động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh trong thời gian sắp tới. Trong đó, thị trường nhà ở và bất động sản cũng sẽ được tạo điều kiện phát triển một cách mạnh mẽ, góp phần to lớn đến việc ổn định cuộc sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời thúc đẩy phát triển khu vực đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Bên cạnh đó, bổ sung diện tích nhà ở bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đến năm 2023: Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt khoảng 18,3 m2/người (khu vực đô thị đạt khoảng 29,2 m2/người, nông thôn đạt khoảng 16,5 m2/người). Năm 2024, diện tích sàn nhà ở bình quân đạt khoảng 19,6 m2/người (khu vực đô thị đạt khoảng 31,4 m2/người, nông thôn đạt khoảng 17,4 m2/người). Đến năm 2025, chỉ tiêu đã được phê duyệt, diện tích sàn nhà ở bình quân là 20 m2/người (khu vực đô thị là 30 m2/người, nông thôn là 17,9 m2/người). Chỉ tiêu điều chỉnh, diện tích sàn nhà ở bình quân đạt khoảng 21,1 m2/người (khu vực đô thị đạt khoảng 33,0 m2/người, nông thôn đạt khoảng 18,0 m2/người).

UBND tỉnh Sơn La giao Sở Xây dựng tham mưu tổ chức lập Kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm và đánh giá sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh; thực hiện công bố Kế hoạch và chuyển giao hồ sơ cho các cơ quan quản lý theo quy định. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch phát triển nhà ở. Hướng dẫn, đôn đốc, giải quyết hoặc báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.

Bạn đang đọc bài viết Sơn La: Điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Tái định hình thị trường bất động sản trong vận hội mới
Bài toán quy hoạch và chiến lược phát triển của 34 tỉnh, thành trong không gian phát triển mới của cả nước sẽ tạo cơ hội lớn, cũng như thách thức đan xen. Trong đó, lĩnh vực bất động sản được đánh giá là trụ cột trong cấu trúc nền kinh tế quốc gia.
Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.

Tin mới

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Khúc bạch vải thiều: Khi món tráng miệng mùa vụ trở thành "ngôi sao" trên mạng xã hội hè 2025
Mỗi khi mùa hè đến, thị trường ẩm thực và đồ uống lại sôi động với sự lên ngôi của những món ăn, thức uống giúp giải nhiệt, mang đến cảm giác sảng khoái. Mùa hè năm 2025 cũng không ngoại lệ, và "ngôi sao" đang chiếm trọn sự chú ý của cộng đồng những người yêu ẩm thực chính là món khúc bạch vải thiều
Tiền điện tháng 6 tăng đột biến, EVN Hà Nội nói gì?
Theo EVNHANOI, ngoài việc nhiệt độ cao làm tăng tần suất sử dụng điện, thì việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 có hiệu lực từ ngày 10/5 - với mức tăng 4,8%, là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao.