0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 11/09/2023 15:39 (GMT+7)

Sau một thời đình đám, loạt cổ phiếu của các đại gia bị đình chỉ

Theo dõi KT&TD trên

Hàng loạt mã cổ phiếu như HPX, TGG, AGM, TTB...vừa bị HoSE đưa vào diện bị đình chỉ giao dịch vì tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin.

HoSE đình chỉ loạt cổ phiếu

Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) liên tiếp ban hành các quyết định đưa cổ phiếu của các doanh nghiệp như Công ty CP Đầu tư Hải Phát (HPX), Công ty CP Đầu tư Apax Holdings (IBC), Công ty CP The Golden Group (TGG), Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (AGM), Công ty CP Tập đoàn Tiến Bộ (TTB) vào diện đình chỉ giao dịch do vi phạm quy định về công bố thông tin.

Trước đó, HoSE đã có thông báo nhắc nhở và đề nghị các công ty trên khẩn trương công bố thông tin báo cáo tài chính (BCTC) quý II/2023 và BCTC soát xét bán niên 2023 theo đúng quy định. Các doanh nghiệp này đều đang nằm trong diện hạn chế giao dịch và tiếp tục vi phạm chưa thực hiện công bố thông tin BCTC quý II/2023 riêng lẻ, hợp nhất hoặc BCTC soát xét bán niên 2023.

Sau một thời đình đám, hàng loạt cổ phiếu của các đại gia bị đình chỉ giao dịch - Ảnh 1
Sau một thời đình đám, hàng loạt cổ phiếu của các đại gia bất động sản bị đình chỉ. (Ảnh minh họa)

Nổi bật nhất trong số các mã vừa bị HoSE đình chỉ giao dịch là cổ phiếu HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát do ông Đỗ Quý Hải làm Chủ tịch HĐQT. Cổ phiếu HPX đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 16/5/2023 do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2022 quá thời hạn quy định.

Ngoài ra, sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch và bị HoSE nhắc nhở, công ty vẫn chưa thực hiện công bố BCTC soát xét bán niên năm 2023 (riêng lẻ và hợp nhất). Được biết, đến ngày 5/9 vừa qua, HPX mới thực hiện ký kết hợp đồng soát xét về việc soát xét BCTC riêng, BCTC hợp nhất bán niên năm 2023 với Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM.

Ông lớn một thời

Đây là điều không ngạc nhiên đối với những người theo dõi sát hoạt động của các doanh nghiệp nói trên. Trước đó, Hải Phát Invest thường đước nhắc đến là một đại gia bất động sản miền Bắc, nổi lên trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều doanh nghiệp bất động sản khác, HPX rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi thị trường địa ốc trầm lắng kéo dài và thị trường trái phiếu khủng hoảng sau sự kiện Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát.

Giống như gia đình Chủ tịch Bùi Thành Nhơn của Novaland, Chủ tịch HPX Đỗ Quý Hải đã bán giải chấp hàng chục triệu cổ phiếu HPX trong một thời gian dài, giảm tỷ lệ từ trên 40% (khoảng hơn 120 triệu cổ phiếu) xuống còn hơn 14% như hiện tại. Cổ phiếu HPX giảm từ mức trên 26.000 đồng/cp hồi cuối tháng 10/2022 có lúc xuống còn khoảng 4.000 đồng/cp.

Cơ cấu cổ đông tại Hải Phát cũng thay đổi lớn. Chỉ riêng ngày 30/11/2022, hơn 54% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của HPX được sang tay, đổi chủ.

Apax Holdings của Shark Thủy cũng suy sụp khi từ mảng giáo dục lấn sân sang bất động sản. Trong cả năm qua, doanh nghiệp của Shark Thủy tái cấu trúc doanh nghiệp, dùng cả bằng bất động sản và các sản đồ gia dụng để gán nợ cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, giá cổ phiếu IBC vẫn về dưới mức “trà đá”, giảm hơn 10 lần trong vòng hơn một năm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IBC lao dốc hồi cuối năm ngoái, từ đỉnh hơn 25.000 đồng xuống còn hơn 2.000 đồng và liên tục dao động quanh mức giá này từ đầu năm đến nay. Chốt phiên 8/9, IBC có giá 2.520 đồng/cổ phiếu.

Về kết quả kinh doanh năm 2022, Apax Holdings đạt doanh thu 1.336 tỷ đồng, tăng 35% so với kết quả 2021. Song lỗ trước thuế lên đến 77 tỷ đồng, lỗ ròng 87 tỷ đồng, đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Apax Holdings.

Tại ngày 31/12/2022, nợ phải trả của Apax Holdings là 3.076 tỷ đồng, tăng so với đầu năm, trong đó tổng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn là 1.915 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm nhẹ so với đầu năm còn 1.520 tỷ đồng. Tổng tài sản cuối năm 2022 còn 4.596 tỷ đồng. Cuối năm 2022, lượng tiền mặt của Apax Holdings vẫn khá dồi dào với gần 737 tỷ đồng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, tăng nhẹ so với gần 697 tỷ đồng thời điểm đầu năm.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Sau một thời đình đám, loạt cổ phiếu của các đại gia bị đình chỉ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.