0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 25/08/2023 16:10 (GMT+7)

Nam A Bank (NAB) kinh doanh ra sao trước khi đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu lên sàn HOSE?

Theo dõi KT&TD trên

HĐQT Ngân hàng TMCP Nam Á "chốt" kế hoạch đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu NAB sẽ lên sàn HoSE. Thời gian gửi hồ sơ đăng ký niêm yết dự kiến trong những tháng còn lại của năm 2023.

Tái khởi động kế hoạch chuyển sàn

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã: NAB) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua việc bổ sung kế hoạch niêm yết cổ phiếu NAB trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).

Theo đó, ngân hàng dự kiến gửi hồ sơ đăng ký niêm yết hơn 1,058 tỷ cổ phiếu NAB lên HoSE vào quý 3 hoặc quý 4/2023.

Kế hoạch niêm yết cổ phiếu đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2022 nhưng sau đó ngân hàng chủ động hoãn nhằm đảm bảo quyền lợi cổ đông trong bối cảnh môi trường vĩ mô không thuận lợi, thị trường chứng khoán diễn biến khó lường. Kế hoạch này được tái khởi động khi đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức ngày 18/3 đã thông qua việc đăng ký niêm yết toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành của Nam A Bank lên sàn HNX hoặc HOSE tùy điều kiện của thị trường.

Nam Á Bank NAB có gì khi đưa 1 tỷ cổ phiếu lên sàn HOSE

Theo kế hoạch ban đầu, Nam A Bank dự kiến niêm yết 846,4 triệu cổ phiếu NAB trong quý 2 hoặc quý 3/2023. Tuy nhiên ngân hàng vừa phát hành thêm hơn 211,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 100:25. Nguồn vốn phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm 31/12/2022 căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán. Qua đó, tổng số cổ phiếu đăng ký niêm yết đã tăng lên hơn 1,058 tỷ cổ phiếu.

Cổ phiếu NAB bắt đầu giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 9/10/2020 với giá tham chiếu 13.500 đồng/cp.

Khó khăn kiểm soát nợ xấu

Theo báo cáo tài chính bán niên kiểm toán đã công bố, 6 tháng đầu năm 2023, thu nhập lãi thuần của Nam Á Bank tăng 32% so cùng kỳ, lên mức 3.092 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 371 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần. Hoạt động kinh doanh ngoại hối đem về hơn 44 tỷ đồng, tăng 15%.

Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm mạnh về còn 6,1 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác giảm từ mức 8,3 tỷ xuống còn 389 triệu đồng thời điểm 30/6/2023.

Tổng chi phí hoạt động tăng 33% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt 82% lên 450 tỷ đồng. Kết quả, NAB vẫn báo lợi nhuận sau thuế tăng 30% lên 1.216 tỷ đồng.

Nam Á Bank NAB kinh doanh thế nào trước khi đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu lên sàn HOSE

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản Nam A Bank đạt hơn 200.200 tỷ đồng (tăng 12,74% so với đầu năm). Trong đó, tiền gửi khách hàng cũng tăng 16,2% lên 145.361 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 129.300 tỷ đồng (tăng 8,1% so với đầu năm). Cùng với đó, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đạt 1.330 tỷ đồng, tăng gần 7% so với cuối năm trước.

Về chất lượng cho vay, tổng nợ xấu của Nam A Bank tăng vọt gần 81% so đầu năm khi chiếm 3.515 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ mức 1,62% của đầu kỳ lên 2,72%.

Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) đạt gần 1.381 tỷ đồng (tăng gấp 10,46 lần), trong khi hồi đầu năm ghi nhận hơn 132 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) đạt 616,4 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức 237,3 tỷ đồng hồi đầu năm

Nam Á Bank NAB kinh doanh thế nào trước khi đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu lên sàn HOSE

Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tiếp tục leo thang khi con số này vào cuối năm 2020 chỉ là 467 tỷ đồng thì từ năm 2021 đến nay đã vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Cuối quý 2/2023, nợ xấu nhóm 5 của NAB tiếp tục nhích nhẹ lên 3,6% đạt hơn 1.518 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại thời điểm 30/6/2023, Nam A Bank ghi nhận hơn 883,5 tỷ đồng giá trị trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Trong đó, hơn 1.670,3 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu đặc biệt và đơn vị đã trích lập hơn 786,8 tỷ đồng dự phòng trái phiếu đặc biệt. Hồi cuối năm 2022, Nam A Bank ghi nhận hơn 1.106 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.

Nam Á Bank NAB kinh doanh thế nào trước khi đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu lên sàn HOSE

Nam A Bank cho biết nợ xấu tăng do tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi ảnh hưởng đến năng lực tài chính của khách hàng.

Liên quan đến vấn đề này, báo cáo Kiểm toán Nhà nước đã gửi Quốc hội về kết quả kiểm toán năm 2022, chỉ ra một số tồn tại liên quan tới cấp tín dụng, nợ xấu,… trong giai đoạn 2016-2020.

Một trong những nội dung đáng chú ý chính là Kiểm toán Nhà nước kết luận nhiều tổ chức tín dụng xác định tỷ lệ nợ xấu không đúng hướng dẫn, khi không tính toán đầy đủ các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu (nợ cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi...). Do đó, nếu tính toán, xác định lại thì một số tổ chức tín dụng không đạt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) là một trong số đó.

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước cho biết theo báo cáo kiểm toán của Nam A Bank, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng này cuối 2020 là 0,83%. Tuy nhiên, ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng phát sinh trả nợ gốc, lãi từ 23/1/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc, hoặc lãi do doanh thu, thu nhập giảm. Như vậy, nếu tính đúng, nợ xấu tại Nam A Bank thực chất cao hơn số liệu Nam A Bank đã công bố.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/8, cổ phiếu NAB đang được giao dịch ở mức 12.800 đồng/cổ phiếu.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Nam A Bank (NAB) kinh doanh ra sao trước khi đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu lên sàn HOSE?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.