0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 19/05/2025 09:18 (GMT+7)

Quyết liệt thực hiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Theo dõi KT&TD trên

Trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung cụ thể hóa và triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 198/2025/QH15.

Trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung cụ thể hóa và triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 198/2025/QH15.

Quyết liệt thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh 1
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội dự hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân

Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát và loại bỏ các điều kiện không cần thiết gây cản trở sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, cần hoàn thành trước ngày 31/12/2025 việc loại bỏ các quy định chồng chéo, không phù hợp và gây khó khăn cho doanh nghiệp; đồng thời, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ pháp luật và 30% điều kiện kinh doanh. Việc cắt giảm này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong các năm tiếp theo.

Việc ứng dụng chuyển đổi số cũng được nhấn mạnh, nhằm rút ngắn tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính và giảm gánh nặng tuân thủ pháp lý trong các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật... Các dịch vụ công sẽ được cung cấp không phụ thuộc vào địa giới hành chính, bảo đảm doanh nghiệp và hộ kinh doanh tiếp cận thuận lợi hơn.

Chính phủ cũng yêu cầu thực hiện nghiêm các mục tiêu, lộ trình nêu tại Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2025–2026. Trong đó, việc rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh cần được thực hiện khẩn trương, chuyển từ cơ chế cấp phép, chứng nhận sang công bố điều kiện kinh doanh và tăng cường hậu kiểm. Tiến độ hoàn thành đặt ra là trong giai đoạn 2025–2026, với một số lĩnh vực đặc thù vẫn giữ yêu cầu cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.

Về công tác kiểm tra, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phân loại đối tượng kiểm tra rõ ràng, chấm dứt tình trạng kiểm tra trùng lặp, kéo dài đối với cùng một nội dung. Mỗi doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh không bị kiểm tra quá một lần/năm (bao gồm cả kiểm tra liên ngành), trừ trường hợp cần kiểm tra đột xuất do có dấu hiệu vi phạm.

Đặc biệt, các hành vi lạm dụng kiểm tra để gây nhũng nhiễu doanh nghiệp sẽ bị xử lý nghiêm. Với các nội dung quản lý nhà nước đã được thanh tra thì không tiến hành kiểm tra trong cùng năm và ngược lại, trừ khi có vi phạm rõ ràng. Các kế hoạch kiểm tra phải được công bố công khai trên cổng thông tin để cộng đồng doanh nghiệp biết và phối hợp thực hiện.

Hoạt động kiểm tra trực tuyến, từ xa cần được đẩy mạnh, ưu tiên dựa trên dữ liệu điện tử để giảm thiểu tối đa việc kiểm tra trực tiếp. Các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu xây dựng công cụ cảnh báo sớm trên cổng thông tin điện tử nhằm giúp doanh nghiệp nhận diện nguy cơ vi phạm. Đồng thời, cần tăng cường chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng lậu và vi phạm bản quyền.

Bộ Công an được giao nhiệm vụ hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Dữ liệu, nhằm tăng cường chia sẻ dữ liệu và tạo thuận lợi cho thanh tra, kiểm tra trực tuyến, với thời hạn hoàn thành trong năm 2025.

Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành rà soát danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư, nghiên cứu cắt giảm các ngành nghề không còn phù hợp, hoàn tất trước ngày 31/12/2026.

Bộ Công Thương được giao thúc đẩy thực hiện Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và minh bạch giữa các thành phần kinh tế; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Quyết liệt thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh 2
Sản xuất tại nhà máy Hòa Phát. Ảnh: Lê Tiên

Tăng khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng và tài sản công

Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thiện Luật Đất đai và các văn bản liên quan theo hướng kiểm soát tốt biến động giá đất, nhất là đất phi nông nghiệp dùng cho sản xuất kinh doanh. Các địa phương được yêu cầu bố trí quỹ đất để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ cho doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp thuê, đồng thời có chính sách hỗ trợ chi phí thuê đất cho nhóm đối tượng này, hoàn thành trong giai đoạn 2025–2026.

Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi Nghị định 35/2022/NĐ-CP để yêu cầu mỗi khu công nghiệp dành tối thiểu 20 ha hoặc 5% tổng quỹ đất đã đầu tư hạ tầng cho doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thời hạn hoàn thành trong năm 2025.

Tương tự, Nghị định số 108/2024/NĐ-CP về quản lý tài sản công là nhà, đất không sử dụng vào mục đích ở cũng sẽ được sửa đổi nhằm cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thuê nhà, đất chưa sử dụng hoặc đang để trống, hoàn tất trong năm 2025.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng sẽ trình Chính phủ văn bản hướng dẫn về hỗ trợ giảm tối thiểu 30% tiền thuê đất trong 5 năm đầu cho các doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Số tiền hỗ trợ này sẽ được Nhà nước hoàn trả cho chủ đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo quy định, hoàn thành trong năm 2025.

Bộ Công Thương được giao rà soát, sửa đổi Nghị định 32/2024/NĐ-CP về quản lý cụm công nghiệp, yêu cầu địa phương bố trí tối thiểu 20 ha hoặc 5% quỹ đất cụm công nghiệp cho nhóm doanh nghiệp ưu tiên thuê, hoàn thành trong năm 2025.

Các địa phương cần công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tích cực phối hợp tổ chức chính trị - xã hội trong hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Chuyển đổi số cần được ứng dụng triệt để để rút ngắn tối thiểu 30% thời gian xử lý thủ tục thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp và người dân.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng và thuế phí

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình văn bản hướng dẫn chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn, và đáp ứng bộ tiêu chí ESG. Văn bản cần được ban hành trong năm 2025.

Bộ Tài chính cũng được giao trình văn bản tương tự cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, với mục tiêu hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi cho các đối tượng nói trên, thời hạn hoàn thành trong năm 2025.

Về chính sách thuế, Bộ Tài chính sẽ đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo đối với các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...

Quang Đức

Bạn đang đọc bài viết Quyết liệt thực hiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.