0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 09/10/2024 07:07 (GMT+7)

Quảng Ninh: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thương mại biên giới

Theo dõi KT&TD trên

Việc phát triển hạ tầng thương mại biên giới, có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá cho người dân, doanh nghiệp, qua đó trở thành một trong những động lực tăng trưởng quan trọng, đang được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên chú trọng đầu tư.

Quảng Ninh: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thương mại biên giới
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh minh hoạ).

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án động lực, trọng điểm

Quảng Ninh có gần 119km đường biên giới trên bộ và 191km đường biên giới trên biển với Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển thương mại biên giới.

Tận dụng lợi thế đó, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư, tập trung chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án động lực, trọng điểm.

Trong đó, nâng cấp đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18C) từ Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh - Giai đoạn 2, xây dựng cầu thay thế đường tràn qua lối mở Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc), cải tạo, sửa chữa Quốc lộ 18C đoạn Đồng Văn (Km49) - cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Km80+650), Dự án Hạ tầng kỹ thuật KKT cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu...

Quảng Ninh: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thương mại biên giới
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh.

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, ngoại giao hợp tác kinh tế với Trung Quốc.

Mặt khác, đẩy mạnh đầu tư, xây dựng các kết cấu hạ tầng phụ trợ tại các cửa khẩu, phát triển hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu, phát triển kinh tế qua khu kinh tế cửa khẩu.

Đặc biệt, Quảng Ninh cũng đang chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Vạn Ninh (chủ đầu tư) triển khai Dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1) tại KKT cửa khẩu Móng Cái với tổng sổ vốn đăng ký 2.248,5 tỷ đồng), Công ty TNHH Vũ Gia Quảng Ninh triển khai Dự án Khu kho bãi hàng hóa tại KKT cửa khẩu Hoành Mô với tổng vốn đầu tư đăng ký 103,3 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư phát triển hạ tầng logistics với hàng loạt dự án quan trọng như: Nghiên cứu xây dựng Trung tâm giao dịch hàng hóa nông, lâm, thủy sản Châu Á - Thái Bình Dương tại KKT cửa khẩu Móng Cái để hoàn thiện hệ thống hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh.

Tạo điều kiện phát triển các hoạt động giao thương biên giới

Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng tập trung nghiên cứu xây dựng Khu thương mại tự do tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân II theo Quyết định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 ngày 16/3/2021, với diện tích tự nhiên khoảng 1.960ha.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng phát triển các khu chức năng về sản xuất, dịch vụ, du lịch, hỗ trợ gắn với thí điểm các chính sách hợp tác kinh tế qua biên giới, tạo động lực thúc đẩy dịch vụ, thương mại cửa khẩu quốc tế. Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn phù hợp với nhu cầu phát triển và đối đẳng với phía bạn.

Quảng Ninh: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thương mại biên giới
Việc tập trung đầu tư, nâng cấp, phát triển các loại hình thương mại ở khu vực biên giới như chợ biên giới nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. (Ảnh: Lan Oanh)

Không dừng lại ở đó, tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ đạo Cục Hải quan triển khai cửa khẩu số trên đất liền tại các địa phương của tỉnh có cửa khẩu quốc tế. Cùng đó, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa qua biên giới.

Nhất là, chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, tập trung vào việc tuyên truyền, định hướng, hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động xuất nhập khẩu từ biên mậu sang xuất khẩu theo thông lệ quốc tế nhằm tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Đồng thời, tiếp tục thông tin đến các doanh nghiệp về việc áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan theo quy định tại Thông tư số 09/2020/TT-BCT ngày 14/5/2020 của Bộ Công Thương.

Theo định hướng và kế hoạch đề ra, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện xây dựng Đề án xây dựng các cơ chế, chính sách thí điểm triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Ninh); chỉ đạo triển khai cửa khẩu số trên đất liền tại các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh.

Quan tâm nắm bắt, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, lối mở biên giới đảm bảo thông quan thuận lợi, an toàn.

Tiếp tục tuyên truyền, định hướng, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các hoạt động về thương mại biên giới và từng bước đưa hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu theo hướng chính ngạch nhằm tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thương mại biên giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.
Chính sách tài khóa: Trợ lực đắc lực cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó lường, Bộ Tài chính đã chủ động triển khai hàng loạt chính sách tài khóa linh hoạt và kịp thời, không chỉ hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp mà còn thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2025.

Tin mới

Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.