0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 07/03/2024 11:19 (GMT+7)

Nợ xấu tăng nhẹ, FE Credit lỗ trước thuế hơn 3.500 tỷ trong năm 2023

Theo dõi KT&TD trên

Lũy kế cả năm 2023, FECredit ghi nhận thu nhập hoạt động đạt 17.756 và tỷ đồng, giảm 13,8% so với cùng kỳ và lỗ trước thuế 3.529 tỷ đồng, cao hơn 408 tỷ đồng so với mức lỗ của năm 2022.

Trong báo cáo phân tích mới công bố, Chứng khoán MB (MBS) cho biết đã có những dấu hiệu hồi phục đang dần xuất hiện trong KQKD quý 4/2023 của FECredit sau những quý liên tục thua lỗ với gánh nặng trích lập dự phòng.

Cụ thể, trong quý 4/2023, FECredit ghi nhận 4.234 tỷ đồng thu nhập hoạt động, giảm 6,9% so với cùng kỳ và tăng 0,6% so với quý liền trước. Mức giảm này đã cải thiện rất đáng kể so với mức giảm 15,4% và 27,1% so với cùng kỳ trong quý 2 và quý 3/2023.

Chi phí hoạt động trong quý giảm 32,8% so với cùng kỳ và giảm 10,2% so với quý trước. Chi phí trích lập dự phòng trong quý 4/2023 đạt 2.162 tỷ đồng giảm 53,4% so với cùng kỳ và tăng 1,7% so với quý trước.

FE Credit lỗ trước thuế hơn 3500 tỷ trong năm 2023
KQKD theo quý của FECredit (tỷ đồng)

Đáng chú ý, đây là quý thứ 2 liên tiếp FECREDIT ghi nhận chi phí trích lập giảm so với cùng kỳ. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế quý 4/2023 đạt mức 208 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận khoản lỗ 1.774 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2023, FECredit ghi nhận thu nhập hoạt động đạt 17.756 và tỷ đồng, giảm 13,8% so với cùng kỳ và lỗ trước thuế 3.529 tỷ đồng, cao hơn 408 tỷ đồng so với mức lỗ của năm 2022. Chi phí hoạt động và chi phí trích lập dự phòng giảm lần lượt 10,1% và 10,4% so với cùng kỳ.

Nợ xấu và nợ nhóm 2 tại cuối năm 2023 của FECredit đạt lần lượt 11,9% và 17,8%, tăng nhẹ lần lượt 90 và 10 điểm cơ bản so với quý 3/2023. Chất lượng tài sản của FECredit đã cải thiện đáng kể và có dấu hiệu tạo đáy kể từ quý 2/2023 (NPL và nợ nhóm 2 đạt lần lượt 28,4% và 10,3%).

FE Credit lỗ trước thuế hơn 3500 tỷ trong năm 2023

MBS cho rằng việc FECredit ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế dương trong 2 quý liên tiếp và chất lượng tài sản có dấu hiệu tạo đáy cho thấy áp lực trích lập trong những quý tiếp theo sẽ giảm dần. Ngoài ra, đà giảm của tăng trưởng dư nợ cũng bắt đầu chậm lại và tạo đáy trong quý 3/2023 (như dự báo gần nhất) cũng gia tăng thêm kỳ vọng FECredit có thể lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm 2024 và đóng góp đáng kể vào khả năng sinh lợi của VPB. MBS dự báo dư nợ của FECredit có thể đạt 16,1% trong năm 2024.

FE Credit tiền thân là Khối Tín dụng tiêu dùng trực thuộc VPBank. Đến tháng 2/2015, FE Credit được chuyển đổi thành đơn vị độc lập, không còn trực thuộc VP Bank.

Sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ, FE Credit đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 và tăng trưởng kinh tế chậm lại gây ra gánh nặng tài chính cho các cá nhân có thu nhập thấp, những người vốn là khách hàng chính của FE Credit.

Trước đó, VPBank cho biết, FE Credit đã qua giai đoạn đầu tái cơ cấu và dần tìm lại quỹ đạo tăng trưởng vốn có từ trước đại dịch. FE Credit, theo đó, đã bắt đầu ghi nhận các khoản lỗ giảm dần và lợi nhuận tăng trưởng dương trong quý 3.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Nợ xấu tăng nhẹ, FE Credit lỗ trước thuế hơn 3.500 tỷ trong năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khi người trẻ bước vào cuộc chơi đầu tư kinh doanh
Thế hệ Z và millennials đang thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thị trường đầu tư Việt Nam. Không còn là những nhà đầu tư thận trọng theo truyền thống, giới trẻ ngày nay bước vào cuộc chơi với tư duy táo bạo, công nghệ hiện đại và khát vọng tạo dựng tài sản từ sớm.

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.