0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 14/01/2024 06:55 (GMT+7)

Nghệ An: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo dõi KT&TD trên

Sáng 13/01, tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2040.

Nghệ An: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định 1059 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023; đồng thời, tỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam đến năm 2040 tại Quyết định số 93 ngày 15/02/2023.

Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu quan trọng của giai đoạn trước, kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời bám sát các nghị quyết, định hướng, chỉ đạo mới của Trung ương, các quy hoạch cấp quốc gia để tích hợp theo hướng thống nhất, đồng bộ.

Theo đó, thực hiện mục tiêu tổng quát, cốt lõi, xuyên suốt: Phấn đấu đến năm 2030, Nghệ An là tỉnh phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ trên một số lĩnh vực có thế mạnh. Tầm nhìn đến năm 2050, Nghệ An là tỉnh phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, văn minh và hiện đại.

Bám sát 5 quan điểm trọng tâm, với quan điểm xuyên suốt của quy hoạch tỉnh là kiên định mục tiêu phát triển bền vững, phát triển toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, quyết tâm tạo đột phá ở một số ngành, lĩnh vực, khu vực trọng điểm, trong đó tập trung phát triển nhanh khu vực đồng bằng và ven biển để hình thành các động lực tăng trưởng mới, tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển bền vững khu vực miền Tây.

Các phương án, định hướng phát triển, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Quy hoạch tỉnh Nghệ An đều hướng đến mục tiêu phát triển 2 khu vực động lực tăng trưởng chính là thành phố Vinh mở rộng và Khu kinh tế Đông Nam mở rộng; thực hiện 3 đột phá chiến lược; hình thành và phát triển 4 hành lang kinh tế gắn với 4 tuyến giao thông huyết mạch; phát triển 5 lĩnh vực trụ cột gồm: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Tỉnh cũng định hướng xây dựng 6 trung tâm đô thị tạo động lực dẫn dắt phát triển gồm: Thành phố Vinh mở rộng là đô thị trung tâm; phát triển thị xã Thái Hòa gắn với Nghĩa Đàn trở thành đô thị động lực, trung tâm vùng phía Tây Bắc; phát triển thị xã Hoàng Mai gắn với Quỳnh Lưu trở thành đô thị trung tâm vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh; xây dựng huyện Con Cuông theo hướng đô thị sinh thái, động lực thúc đẩy phát triển của tiểu vùng Tây Nam; nâng cấp đô thị Diễn Châu với chức năng đô thị trung tâm vùng phía Đông; xây dựng đô thị Đô Lương đóng vai trò là điểm kết nối, liên kết giữa các huyện phía Tây với thành phố Vinh, Khu kinh tế Đông Nam và khu vực ven biển của tỉnh.

Trước đó, ngày 15/2/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An đến năm 2040.

Trên quy mô hơn 20.776ha, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An được quy hoạch 3 khu vực. Trong đó, khu vực 1 có diện tích quy hoạch hơn 18.826ha, gồm diện tích tự nhiên của 10 xã thuộc huyện Nghi Lộc, 6 xã thuộc huyện Diễn Châu, 2 phường thuộc thị xã Cửa Lò.

Khu vực 2 có diện tích lập quy hoạch 1.200 ha, gồm toàn bộ diện tích Khu Công nghiệp Hoàng Mai và Khu Công nghiệp Đông Hồi thuộc các xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Vinh và phường Quỳnh Thiện (thị xã Hoàng Mai).

Khu vực 3 có diện tích lập quy hoạch là 750ha, gồm toàn bộ diện tích Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An thuộc các xã Hưng Đạo, Hưng Tây, thị trấn Hưng Nguyên (Hưng Nguyên) và xã Hưng Chính (thành phố Vinh).

Việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2040 là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sau 17 năm thành lập như: Mở rộng diện tích các khu công nghiệp, giảm diện tích trước đây quy hoạch vào địa bàn tập trung khu dân cư, điều chỉnh bỏ các khu chức năng không còn phù hợp; hình thành thêm khu công nghiệp gắn với khu đô thị để tạo tính đồng bộ, từ đó xây dựng Khu kinh tế Đông Nam trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định: Đây là hai đồ án quy hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực mới, cơ hội mới cho sự phát triển của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn.

Trước mắt trong năm 2024, tỉnh sẽ tập trung hoàn thành công tác xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng huyện; thực hiện 5 chương trình, đề án trọng tâm, bao gồm: Đề án mở rộng Khu kinh tế Đông Nam; Đề án mở rộng địa giới và không gian đô thị thành phố Vinh; Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025; Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh đến năm 2030 gắn với Đề án phân loại đô thị trên địa bàn tỉnh; Hoàn thành Đề án bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù để sớm trình Chính phủ, Quốc hội.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 dự án hạ tầng giao thông chiến lược là cảng nước sâu Cửa Lò và nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế Vinh. Tập trung triển khai các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm và các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam.

Nghệ An: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng trao Quyết định số 93 phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An đến năm 2040.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định Nghệ An hội tụ đủ tiềm năng, lợi thế và cơ hội nổi trội, khác biệt để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải iền Trung và cả nước.

Xác định vị trí, vai trò, tiềm năng, lợi thế của Nghệ An, từ năm 2003, Bộ Chính trị đã ban hành các Kết luận số 20-KL/TW, Nghị quyết số 26-NQ/TW mà gần đây nhất là Nghị quyết số 39-NQ/TW. Điều này khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đối với tỉnh Nghệ An.

Điểm lại những kết quả nổi bật Nghệ An đạt được, Phó Thủ tướng Chính phủ chúc mừng và biểu dương những thành tựu nổi bật của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Nghệ An trong suốt chặng đường vừa qua. Với Quy hoạch tỉnh và Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đông Nam công bố hôm nay được xây dựng với tầm nhìn dài hạn được đặt trong tổng thể phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung, dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, vấn đề quan trọng còn lại là làm thế nào để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch.

Phó Thủ tướng Chính phủ gợi mở, để thực hiện quy hoạch cần nguồn lực lớn. Tỉnh cần triển khai ngay việc rà soát các quy hoạch chi tiết gắn kết đô thị - công nghiệp - dịch vụ với các công trình hạ tầng hướng tuyến đang đầu tư xây dựng. Trong đóm, ưu tiên triển khai các dự án hạ tầng kết nối liên vùng, liên tỉnh, các hạ tầng xã hội, y tế, văn hóa, hạ tầng số. Cùng với đó, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong đầu tư công trình hạ tầng đóng vai trò dẫn dắt thúc đẩy đầu tư tư nhân.

Nghệ An cần đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đây là động lực đột phá. Đồng thời, khai thác tối đa các lợi thế về cơ chế, chính sách đặc thù để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, chìa khóa thành công Nghệ An nằm ở khả năng khơi dậy nguồn lực con người vô cùng mạnh mẽ. Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao phương châm 5 sẵn sàng (sẵn sàng về mặt bằng, hạ tầng thiết yếu, nguồn nhân lực, đổi mới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và sẵn sàng hỗ trợ) mà Đảng bộ, chính quyền đã đặt ra. Các dự án được trao Giấy chứng nhận đầu tư ngay trong những ngày đầu năm, trong lễ công bố quy hoạch hôm nay là sự kiện khởi đầu tốt đẹp cho thấy sức hấp dẫn, tiềm năng lợi thế, cơ hội đầu tư hấp dẫn của tỉnh Nghệ An.

“Chúng ta tin Nghệ An sẽ viết nên những kỳ tích về phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, sớm trở thành tỉnh khá của cả nước như mong muốn lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Nghệ An: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quang cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đăng ký đầu tư 390 triệu USD (tương đương khoảng hơn 9.550 tỷ đồng) vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, đây là những dự án quan trọng đầu tiên để cụ thể hóa các quy hoạch đã được phê duyệt. Các dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư gồm 1 dự án do nhà đầu tư trong nước thực hiện và 5 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, linh kiện, thiết bị điện tử, năng lượng xanh…

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.