0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 18/08/2023 13:53 (GMT+7)

MB Bank kinh doanh thế nào trong quý 2/2023

Theo dõi KT&TD trên

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - Mã: MBB) vừa công bố BCTC hợp quý 2/2023. Theo BCTC, thu nhập lãi thuần - nguồn thu chính của ngân hàng đạt 9.481 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ. 

MB Bank kinh doanh thế nào trong quý 2/2023 khi đầu tư gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.  
MB Bank kinh doanh thế nào trong quý 2/2023 khi đầu tư gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 23.490 tỷ đồng, tăng 2,7%. Lợi nhuận trước thuế đạt 12.735 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng cũng tăng 7% đạt 10.188 tỷ đồng.

Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần tăng 13,5%, đạt 19.708 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ ghi nhận lãi thuần giảm 27% mang về hơn 1.550 tỷ đồng, lãi thuần kinh doanh ngoại hối cũng giảm 26% mang về 685 tỷ đồng.

Tổng tài sản của MB ngày 30/6/2023 tăng 10,7%, cho vay khách hàng tăng 12,9% so với đầu năm, là một trong những nguyên nhân khiến thu nhập lãi thuần vẫn tăng trưởng cao trong bối cảnh lãi suất đầu ra giảm, huy động vốn tăng 7,2%. Tuy nhiên chất lượng tài sản đi xuống khi số dư nợ xấu của MB tăng 49% so với đầu năm lên gần 7.480 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này từ mức 1,09% lên 1,44%.

Bên cạnh đó, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) tại ngân hàng MB tính đến cuối quý 2/2023 tăng gấp 2,3 lần so với đầu năm, từ 7.809 tỷ đồng leo lên 18.624 tỷ đồng. Tuy chưa được xếp vào nhóm nợ xấu nhưng việc nợ cần chú ý nhảy vọt cho thấy khả năng tiềm ẩn nợ xấu của ngân hàng đang ở mức khá cao.

Nợ xấu tăng nhưng MB cũng là ngân hàng chứng kiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu suy giảm mạnh nhất hệ thống, từ 238% xuống còn 156%. Theo đó, MB đứng thứ 4 trong hệ thống về chỉ số này. Nếu xét riêng ngân hàng mẹ MB thì tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã giảm từ 330% xuống 197%.

MB Bank kinh doanh thế nào trong quý 2/2023> - Ảnh 1

Tại ngày 30/6/2023, MBBank đứng đầu hệ thống với giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang nắm giữ 42.993 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp - giảm 8% so với thời điểm đầu năm. Trước đó, vào cuối năm 2022, với trái phiếu doanh nghiệp nắm trong tay của MB lên tới 46.000 tỷ đồng, tăng 4.000 tỷ so với cuối năm 2021. Mặc dù giá trị trái phiếu doanh nghiệp mà MB nắm giữ đã giảm song chưa có ngân hàng nào trở thành "đối thủ" của MB trong lĩnh vực này.

Theo đó, ngân hàng này đang nắm giữ với 40.428 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẵn sàng để bán, giảm hơn 3.100 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trái phiếu có kỳ hạn từ 3 đến 15 năm với lãi suất từ 7,3% đến 13,8%/năm.

Trong nửa đầu năm 2023, MB Group đã triển khai các dự án nhà máy số, sáng kiến nền tảng. Nhờ vậy, Ngân hàng duy trì được tốc độ thu hút khách hàng mới, lũy kế đến cuối tháng 6 đã có gần 23,5 triệu khách hàng cá nhân và gần 300.000 khách hàng doanh nghiệp.

Bên cạnh việc nâng cao trải nghiệm trên kênh số như App MBBank và BIZ MBBank, đa dạng hóa về dịch vụ, sản phẩm theo từng nhu cầu của khách hàng, MB tiếp tục phát triển mạng lưới giao dịch thông qua hệ thống MB SmartBank (ngân hàng tự động thông minh), giúp ngân hàng phục vụ khách hàng một cách toàn diện hơn.

Lãnh đạo MB chia sẻ, MB Group kỳ vọng 6 tháng cuối năm 2023, tổng tài sản tăng hơn 20%, tăng trưởng tín dụng cho các khách hàng tốt. Thời gian tới MB sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng nhanh các sản phẩm dịch vụ Bảo lãnh, mục tiêu tài trợ thương mại tăng trưởng 120% và các mảng Bancas, thẻ tín dụng tăng hơn 150%. Đồng thời, MB cũng tiếp tục kiên định mục tiêu chinh phục 30 triệu khách hàng trong giai đoạn 2022 - 2026.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết MB Bank kinh doanh thế nào trong quý 2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.