0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 03/04/2025 19:44 (GMT+7)

Mỹ áp thuế đối ứng, nhóm ngành nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất?

Theo dõi KT&TD trên

Chính phủ Mỹ vừa công bố mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Quyết định này đã lập tức gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp, khi nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đối mặt với nguy cơ suy giảm doanh thu nghiêm trọng.

Ngày 2/4, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một trong những mức thuế cao nhất mà Mỹ áp dụng đối với các đối tác thương mại, cùng với Trung Quốc và Campuchia. Quyết định này nhằm bảo vệ ngành công nghiệp nội địa, đồng thời điều chỉnh cán cân thương mại với các đối tác đang làm ăn với Mỹ.

Theo chuyên gia, việc áp thuế đối wusg ngay lập tức sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam không chỉ gặp khó khăn trong việc duy trì sức cạnh tranh mà còn phải đối mặt với rủi ro mất thị phần trong bối cảnh thị trường Mỹ luôn nhạy cảm với giá cả.

Mỹ áp thuế đối ứng, nhóm ngành nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất? - Ảnh 1
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa Việt Nam là một thách thức lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, máy móc, dệt may, da giày và gỗ.

Là một trong những trụ cột xuất khẩu của Việt Nam, ngành điện tử và linh kiện là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế quan của Mỹ. Với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 23,2 tỷ USD trong năm 2024, chiếm 19,4% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, mức thuế đối ứng 46% sẽ khiến chi phí sản xuất và giá bán tăng vọt, đẩy các sản phẩm như điện thoại, máy tính bảng và linh kiện vi mạch vào tình thế khó cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Máy móc và thiết bị cũng là nhóm ngành chịu tác động lớn bởi thuế quan từ Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu 22,05 tỷ USD sang Mỹ, chiếm 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mức thuế mới sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, buộc doanh nghiệp phải kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn và cân nhắc lại chiến lược giá. Áp lực này có thể dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh, nhất là khi các đối thủ từ các quốc gia khác tận dụng ưu thế về chi phí sản xuất.

Với truyền thống lâu đời và quy mô sản xuất khổng lồ, ngành dệt may của Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, với kim ngạch đạt 16,1 tỷ USD, chiếm 13,5% tổng giá trị xuất khẩu. Mức thuế mới do Mỹ áp đặt có thể khiến sản phẩm từ ngành này bị tăng giá thành. Khi sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng chuyển sang các lựa chọn khác có giá cạnh tranh hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp dệt may phải điều chỉnh quy trình sản xuất, tập trung nâng cao chất lượng và tìm kiếm hướng đi mới để không bị tụt lại phía sau.

Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn đối với hàng da giày và sản phẩm gia dụng Việt Nam, do đó nhóm ngành này cũng không tránh khỏi tác động của mức thuế đối ứng. Mức thuế mới của Mỹ dự kiến sẽ làm hàng hóa của ngành này tăng chi phí, từ đó sẽ đẩy giá bán, làm giảm sức hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng Mỹ. Để ứng phó, các doanh nghiệp trong ngành đang phải xem xét tái thiết kế chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất và đẩy mạnh các chiến lược tiếp thị nhằm cưỡng lại sức ép từ mức thuế mới.

Năm 2024, các sản phẩm gỗ và gia dụng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đạt gần 9 tỷ USD. Tuy nhiên, mức thuế đối ứng 46% dự kiến sẽ làm tăng thêm chi phí đầu vào, dẫn tới nguy cơ đẩy giá thành sản phẩm lên mức kém cạnh tranh. Điều này được cho là đặc biệt nhạy cảm khi thị trường Mỹ có sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà cung cấp trong khu vực khác. Các doanh nghiệp sản xuất gỗ cần tái cấu trúc quy trình sản xuất, đầu tư vào công nghệ tự động hóa để giảm chi phí và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Có thể thấy, việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa Việt Nam là một thách thức lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, máy móc, dệt may, da giày và gỗ.

Theo WorldBank, khoảng 50% GDP và việc làm của Việt Nam phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào xuất khẩu, trong đó thị trường Mỹ chiếm 30% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu.

KBSV ước tính, việc Mỹ áp thuế đối ứng có thể khiến GDP Việt Nam giảm 0.7 - 1.3% so với kịch bản cơ sở.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Mỹ áp thuế đối ứng, nhóm ngành nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

VPBank NEO ra mắt tính năng chia sẻ biến động số dư cho nhân viên cửa hàng
Với mục tiêu không ngừng mang đến dịch vụ tài chính vượt trội, VPBank đã triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng âm thanh thông qua ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, giúp các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Giá vàng biến động: Cơ hội đầu tư hay tín hiệu rủi ro?
Thị trường vàng luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư bởi vai trò trú ẩn truyền thống trước những biến động kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, giá vàng đã chứng kiến những biến động mạnh chưa từng có.
Bất động sản cho thuê: Xu hướng đầu tư an toàn trong thời kỳ biến động
Thị trường tài chính toàn cầu đang trải qua những biến động mạnh mẽ, khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm những kênh đầu tư an toàn hơn để bảo toàn và gia tăng tài sản. Trong bối cảnh đó, BĐS cho thuê nổi lên như một lựa chọn đầu tư hấp dẫn, mang lại dòng tiền ổn định và khả năng tăng giá trong dài hạn.
Giải mã lý do khiến nhà ở xã hội “mỗi nơi một giá”
Ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trước đây, nhà ở xã hội giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay giá bán đã tăng lên do liên quan dự toán, giá nhân công, chi phí vật liệu đầu vào tăng lên.