0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 14/02/2025 11:22 (GMT+7)

Một số điểm mới quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Theo dõi KT&TD trên

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

Tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết không chỉ có tác dụng trong quản lý thuế mà còn tạo sự minh bạch trong các giao dịch liên kết thông qua hệ thống ngân hàng

Theo đó, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d, k và bổ sung điểm m khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về các bên có quan hệ liên kết. Cụ thể:

Thứ nhất, tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định các bên liên kết là:

“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”

Nội dung trên được sửa tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP như sau: 

“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay của doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”

Quy định tại điểm d nêu trên không áp dụng với các trường hợp sau:

d.1) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2024 không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a,c,đ,e,g,k,l và m khoản này.

d.2) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản này.

Thứ hai, tại điểm k khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định các bên liên kết:

“k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.”

Nội dung trên được sửa tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP như sau:

“k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp (bao gồm cả chi nhánh hạch toán độc lập thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.”

Thứ ba, bổ sung trường hợp các bên liên kết:

Nghị định số 20/2025/NĐ-CP cũng bổ sung điểm m khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định các bên liên kết là: m) Tổ chức tín dụng với Công ty con hoặc với Công ty kiểm soát hoặc với Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

Thứ tư, bổ sung trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước:

Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về các khoản vay, trả nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết trên cơ sở danh sách do cơ quan thuế yêu cầu, bao gồm dữ liệu về kim ngạch khoản vay, lãi suất, kỳ trả lãi, trả gốc, thực tế rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) và các thông tin liên quan khác (nếu có).

Ngoài quy định trên, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP bổ sung trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp cung cấp thông tin được báo cáo theo quy định pháp luật về người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng; người có liên quan của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng; Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo hệ thống thông tin dữ liệu quản lý của Ngân hàng Nhà nước khi cơ quan thuế đề nghị.

* Nội dung Nghị định số 20/2025/NĐ-CP đính kèm:

Bạn đang đọc bài viết Một số điểm mới quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tín dụng TP.HCM bứt tốc đầu năm 2025
Tín dụng TP.HCM tăng mạnh quý I/2025, đạt gần 4 triệu tỷ đồng. Doanh nghiệp sản xuất phục hồi, lãi suất ưu đãi, nhưng cần cảnh giác 'bong bóng' tín dụng.

Tin mới

Cà phê mang đi: Ngon – rẻ nhưng liệu có an toàn?
Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, cà phê mang đi đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen hàng ngày của nhiều người. Với giá thành phải chăng và hương vị đậm đà, những ly cà phê "take-away" này đáp ứng nhu cầu nạp năng lượng nhanh chóng cho người tiêu dùng.
Xếp hàng mua vàng: Cơn sốt truyền thống hay hiệu ứng FOMO?
Cảnh tượng người dân xếp hàng dài trước các cửa hàng kinh doanh vàng đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại nhiều thành phố lớn trong những ngày gần đây. Từ lúc rạng sáng, hàng trăm người đã kiên nhẫn chờ đợi, bất chấp thời tiết khắc nghiệt hay thời gian chờ đợi kéo dài.
Đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân
Cải cách thể chế là quá trình thường xuyên, liên tục, không có điểm cuối cùng. Về lâu dài, chúng ta cần thiết lập cơ chế kiểm soát chất lượng các văn bản quy định mới ban hành để tránh tình trạng: Giấy phép năm nay bãi bỏ, năm sau mọc lại, bãi bỏ ở ngành này lại quy định ở ngành khác.