Lợi nhuận sau thuế của VietCredit đạt 16,6 tỷ đồng trong năm 2023
Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit - Mã: TIN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán cho năm tài chính 2023.
Dữ liệu cho thấy công ty đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 22,06 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần sau thuế trong kỳ báo cáo có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán khoảng 13,66% từ 19,2 tỷ đồng xuống còn 16,6 tỷ đồng.
Lý giải cho sự chênh lệch này VietCredit cho biết, thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ của công ty giảm nhẹ, do VietCredit tiếp tục xuất toán thêm các thu nhập liên quan tới các khách hàng có khoản vay quá hạn nhằm đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thận trọng khi ghi nhận doanh thu.
VietCredit cho biết, lợi nhuận sau thuế giảm hơn 73% so với báo cáo cùng kỳ năm trước là: “do tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2023 không thuận lợi dẫn đến tình hình tín dụng tăng trưởng chậm và cầu vốn tiêu dùng giảm sút đã ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động tín dụng trong năm, kèm theo việc biến động mạnh của chi phí vốn trên thị trường huy động trong năm”.
Báo cáo cũng thể hiện thu nhập lãi thuần của công ty có sự sụt giảm xuống còn 915,8 tỷ đồng, tương ứng 30,4% so với năm 2022. Sự giảm sút này, một phần đã được bù đắp thông qua xử lý các khoản chi phí lãi vay. Điều này chỉ ra rằng VietCredit đã tập trung vào việc quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách tích cực.
Về cơ cấu tài sản, VietCredit ghi nhận sự tăng trưởng ổn định với tổng tài sản đạt 6.849 tỷ đồng, tăng 4,8% so với năm 2022. Cho vay khách hàng cũng tăng khoảng 4,6%, đạt 4.621 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, số dư tiền gửi của khách hàng (chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong nước) chỉ tăng nhẹ hơn 50 tỷ đồng lên hơn 472 tỷ đồng. Số dư tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác tăng gấp đôi lên 2.470 tỷ đồng. Ngược lại, phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi) giảm 23% so với đầu năm xuống còn 2.814 tỷ đồng.
Trong khi hoạt động chính gặp khó, việc quản trị rủi ro của công ty này cũng gặp nhiều ảnh hưởng.
Tính tới ngày 31/12/2023, quy mô nợ xấu của VietCredit ghi nhận hơn 853 tỷ đồng, tăng 62% so với đầu năm. Trong đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) có mức tăng mạnh nhất, gấp 2,3 lần đầu năm, lên gần 543 tỷ đồng. Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) cũng tăng 14% lên hơn 266,2 tỷ đồng.
Quy mô nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tăng cao khiến tỷ lệ nợ xấu của công ty tài chính này tăng từ 13% ở thời điểm đầu năm lên hơn 18,4% tại thời điểm kết thúc năm 2023.
Theo báo cáo, sự chênh lệch lợi nhuận thuần sau thuế trước và sau kiểm toán khoảng 13,66% (giảm từ 19,2 tỷ xuống còn 16,6 tỷ).
Lý giải cho sự chênh lệch này VietCredit cho biết, thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ của công ty giảm nhẹ, do VietCredit tiếp tục xuất toán thêm các thu nhập liên quan tới các khách hàng có khoản vay quá hạn nhằm đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thận trọng khi ghi nhận doanh thu.
Sau những điều chỉnh trên, lợi nhuận sau thuế đã kiểm toán năm 2023 của VietCredit đã giảm 74% so năm 2022.
Theo VietCredit, lợi nhuận sau thuế giảm do tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2023 không thuận lợi dẫn đến tình hình tín dụng tăng trưởng chậm và cầu vốn tiêu dùng giảm sút đã ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động tín dụng trong năm, kèm theo việc biến động mạnh của chi phí vốn trên thị trường huy động trong năm.
Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2023, VietCredit đã đặt mục tiêu tổng lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 106 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, VietCredit chỉ đạt 20,8% mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của VietCredit đạt 6.849 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng khoảng 4,6%, đạt 4.621 tỷ đồng, ngoài ra còn có 1.591 tỷ đồng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và hơn 459 tỷ đồng chứng khoán đầu tư.
Được biết, VietCredit tiền thân là Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC) thành lập từ năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Công ty đổi tên như hiện tại từ năm 2018 và chính thức tham gia vào thị trường tài chính tiêu dùng. Đây là một trong số ít công ty tài chính đang niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tính đến nay, công ty tài chính này có vốn điều lệ hơn 701 tỷ đồng, với cổ đông lớn nhất là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) với tỷ lệ sở hữu 14,31% vốn công ty. Trong khi phần vốn còn lại 85,41% cổ phần thuộc về 108 cổ đông các nhân khác.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 28/3, cổ phiếu TIN của Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt giao dịch ở mức10.700đ/cp giảm 400đ/cp so với phiên giao dịch ngày 25/3.
Tiến Hoàng