0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 28/10/2022 11:34 (GMT+7)

GEE công bố báo cáo tài chính Quý III

Theo dõi KT&TD trên

Kết quả kinh doanh Quý III của GEE ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất 84,6 tỷ đồng. Kết thúc tháng 9/2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của doanh nghiệp này đạt 663,2 tỷ đồng, tăng 14,6% so với lũy kế cùng kỳ năm trước.

CTCP Thiết bị Điện Gelex (Gelex Electric, mã GEE - UPCoM) vừa công bố Báo cáo tài chính quý III năm 2022 với doanh thu thuần đạt 3.528,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 84,6 tỷ đồng.

Cơ cấu doanh thu thuần trong quý III của GEE đến từ hoạt động sản xuất và kinh doanh thiết bị điện là chính. Bao gồm: doanh thu bán thành phẩm đạt 3.062 tỷ đồng, bán hàng hóa đạt 212,2 tỷ đồng với các sản phẩm chính như dây cáp điện của CADIVI, thiết bị đo điện EMIC, máy biến áp THIBIDI…

Cùng với đó, GEE ghi nhận doanh thu từ mảng sản xuất điện quý III là 190,9 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng ghi nhận 546,9 tỷ đồng. GEE hiện sở hữu nhiều công ty phát điện bao gồm cả thủy điện, điện mặt trời, điện gió và điện áp mái.

Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu doanh thu Quý III của GEE
Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu doanh thu Quý III của GEE

Do nhu cầu sụt giảm chung của thị trường và một số nguyên nhân chủ quan khác như: đơn vị thành viên là Công ty dây đồng Việt Nam CFT ngừng sản xuất để di dời nhà máy trong 6 tháng đầu năm… đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu quý III nói riêng và doanh thu lũy kế 9 tháng của GEE.

Theo số liệu mới công bố của GEE, lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 12.790,5 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,7%. Lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm đạt 1.608,5 tỷ đồng tăng 28,64% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 663,2 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2021.

Lợi nhuận trước thuế 9 tháng của GEE tăng 14,6% so với cùng kỳ, đạt 663,2 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng của GEE tăng 14,6% so với cùng kỳ, đạt 663,2 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính trong quý III là 271 tỷ. Sau 9 tháng, con số này là 801 tỷ đồng, đã ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của GEE. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay do hợp nhất các công ty nhóm phát điện, lỗ chênh lệch tỷ giá, phí nghiệp vụ hedging…

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, GEE ghi nhận dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương 1.535,3 tỷ đồng do giảm mạnh hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn; dòng tiền từ hoạt động đầu tư dương 351,6 tỷ đồng, dòng tiền tài chính âm 2.447 tỷ đồng, chủ yếu giảm nợ vay và trả cổ tức cho cổ đông.

Cùng với đó, trước tình hình lãi suất tiếp tục tăng cao, GEE và các công ty thành viên chủ động hạ tỉ trọng dư nợ vay. Tại 30/9/2022, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,22 lần, đầu năm là 2,86 lần; còn hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,62 lần, đầu năm là 1,92 lần.

GEE cho biết, đến nay, Công ty dây đồng Việt Nam CFT đã hoàn thành việc di dời và đã đưa vào vận hành thành công tại nhà máy mới. Trong quý IV, Công ty tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị nhằm tối ưu hóa sản xuất, tinh gọn bộ máy, cập nhật ứng dụng quản trị doanh nghiệp tiên tiến, đầu tư vào việc nghiên cứu các sản phẩm mới chất lượng cao, thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, giai đoạn tới Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội M&A để hoàn thiện chuỗi giá trị ngành điện.

GEE được thành lập năm 2016, tiền thân là Công ty TNHH MTV Thiết bị đo điện do tách mảng sản xuất thiết bị đo điện từ Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (nay là CTCP Tập đoàn GELEX). Hiện tại, GEE là công ty mẹ sở hữu chi phối trực tiếp 9 công ty thành viên, tập trung vào lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp điện) bao gồm sản xuất thiết bị điện và phát điện.

Hiện GEE và các đơn vị thành viên sở hữu các thương hiệu uy tín như dây cáp điện CADIVI, thiết bị đo điện EMIC, máy biến áp THIBIDI, động cơ điện HEM… các trang trại điện mặt trời GELEX Ninh Thuận; Cụm nhà máy điện gió GELEX Quảng Trị 1, 2, 3; sở hữu chi phối công ty vận hành nhà máy thủy điện Sông Bung 4A…

Bạn đang đọc bài viết GEE công bố báo cáo tài chính Quý III. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nhà đầu tư trẻ và cơn sốt đầu tư tài chính Online
Trong những năm gần đây, thế hệ Z và millennials đã tạo nên một làn sóng mới trong lĩnh vực đầu tư tài chính, với việc gia tăng mạnh mẽ số lượng nhà đầu tư trẻ tham gia vào các nền tảng giao dịch trực tuyến.
Cá nhân hóa chiến lược đầu tư: Xu hướng mới thời AI và dữ liệu lớn
Thị trường tài chính ngày nay không còn là cuộc chơi của những công thức chung hay các mô hình rập khuôn. Với sự bùng nổ của Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data), một kỷ nguyên mới đang mở ra, nơi cá nhân hóa chiến lược đầu tư trở thành yếu tố then chốt quyết định thành công.

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.
Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.