0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 28/12/2023 08:44 (GMT+7)

Lãi suất liên ngân hàng qua đêm bất ngờ tăng mạnh

Theo dõi KT&TD trên

Trong những ngày cuối tháng 12, lãi suất liên ngân hàng bất ngờ tăng mạnh. Lãi suất cho vay qua đêm đã tăng 0,6 điểm % so với cuối tháng 11.

tm-img-alt

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong phiên 25/12, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính, chiếm khoảng 90-95% doanh số giao dịch) đã tăng lên 0,74%/năm. Vào cuối tuần trước, lãi suất liên ngân hàng tại kỳ hạn này chỉ ở mức 0,25%/năm.

Lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại các kỳ hạn chủ chốt khác cũng tăng mạnh. Lãi suất kỳ hạn 1 tuần là 1,76%/năm; kỳ hạn 2 tuần là 1,74%/năm; kỳ hạn 1 tháng là 1,57%/năm. Lãi suất các kỳ hạn này cao hơn từ 0,57-1,2 điểm % so với cuối tuần trước.

Còn so với cuối tháng 11, lãi suất cho vay qua đêm hiện đã tăng 0,6 điểm %, kỳ hạn 1-2 tuần tăng khoảng 1,24-1,4 điểm %.

Vào cuối tháng 11, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước dừng phát hành tín phiếu mới và các lô tín phiếu cũ lần lượt đáo hạn hết. Lãi suất qua đêm đã có hơn 1 tháng duy trì ở vùng thấp - dưới 0,2%/năm.

Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng trong những phiên gần đây khi thời điểm chốt quý IV sắp tới gần.

Đáng chú ý, dù lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng bật tăng mạnh nhưng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng lại giảm 0,46 điểm % so với cuối tháng 11. Điều này cho thấy, biến động tăng của lãi suất liên ngân hàng phần nhiều mang tính ngắn hạn.

Một điểm chú ý nữa là dù lãi suất liên ngân hàng có tín hiệu nhích tăng trong những ngày gần đây song mặt bằng lãi suất vẫn còn thấp hơn khá xa so với trần lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Hiện trần lãi suất qua đêm được quy định là 5%, theo Quyết định số 1123/QĐ-NHNN ngày 16/6/2023 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ.

Ngoài thị trường dân cư, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại vẫn có xu hướng giảm.

Từ đầu tháng 12 đến nay, nhóm Big4 liên tục đưa lãi suất huy động xuống mức thấp nhất. Trong đó, BIDV và Agribank có 3 lần giảm lãi suất, trong khi Vietcombank và VietinBank ghi nhận hai lần.

Hiện mức lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank đã giảm về 1,9%/năm. Các ngân hàng quốc doanh khác cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất khá mạnh trong tháng 12, mức giảm lãi suất bình quân trong tháng là 0,5 điểm % với kỳ hạn dưới 12 tháng và 0,3 điểm % với các kỳ hạn dài.

Còn mức giảm lãi suất bình quân ở khối ngân hàng thương mại tư nhân thấp hơn, bình quân khoảng 0,2 điểm %.

Tính chung cả năm 2023, lãi suất huy động đã giảm bình quân 2,5-3 điểm % so với đầu năm. So với giai đoạn Covid-19, lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng đang thấp hơn khoảng 0,5 điểm %

Thanh khoản hệ thống dư thừa và lãi suất huy động giảm sâu có nguyên nhân cầu tín dụng thấp. Tính đến cuối tháng 11/2023, dư nợ tín dụng toàn hệ thống mới chỉ tăng 9,15% so với đầu năm, cách khá xa so với mục tiêu 14% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho cả năm.

Minh Anh

Bạn đang đọc bài viết Lãi suất liên ngân hàng qua đêm bất ngờ tăng mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.