0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 21/07/2023 17:31 (GMT+7)

Kinh tế toàn cầu trong tình trạng ‘bấp bênh’

Theo dõi KT&TD trên

Nửa đầu năm 2023, bức tranh kinh tế toàn cầu cho thấy sự suy giảm nghiêm trọng, bối cảnh xuất hiện nhiều cuộc khủng hoảng, nguy cơ tăng trưởng thấp kéo dài ngày càng lớn, cùng với những hệ lụy của các mối quan hệ địa chính trị,… đang đưa kinh tế thế giới bước vào bờ vực của một cuộc suy thoái.

Đối mặt với nhiều thách thức

Báo cáo triển vọng và tình hình kinh tế thế giới của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) 2023, cho thấy triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu mạnh mẽ vẫn còn mờ nhạt trong bối cảnh lạm phát dai dẳng, lãi suất tăng và bất ổn gia tăng. Thay vào đó, nền kinh tế thế giới phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng thấp kéo dài do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tác động ngày càng tồi tệ của biến đổi khí hậu và những thách thức về cơ cấu kinh tế vĩ mô vẫn chưa được giải quyết.

Dự báo ảm đạm được đưa ra sau khi một mối đe dọa đối với tăng trưởng toàn cầu đã bị loại bỏ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thông qua dự luật về trần nợ công hôm 03/6 nhằm nâng trần nợ và ngăn chặn khả năng vỡ nợ thảm khốc của chính phủ Mỹ. Nhưng những rủi ro khác vẫn còn. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi kết thúc chính sách “Zero covid”, tình hình tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm, trong khi nền kinh tế Đức đã bị thu hẹp trong hai quý liên tiếp, điều đó càng cho thấy dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế cận kề. Ngay cả ở Mỹ, nơi tăng trưởng vẫn ổn định, hầu hết các nhà phân tích đều dự đoán rằng hoạt động sẽ giảm trong những tháng tới.

Kinh tế toàn cầu trong tình trạng ‘bấp bênh’

Trong một báo cáo mới đây đực công bố ngày 6/6/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại đáng kể khi lãi suất cao hơn gây thiệt hại cho cả các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển. Nhìn chung, theo WB, tăng trưởng toàn cầu được dự đoán sẽ giảm xuống mức thấp 2,1% hàng năm trong năm nay, giảm từ mức 3,1% vào năm 2022 và sẽ vẫn ở mức “yếu” cho đến năm sau.

Các nhà đầu tư hiện đang chú ý đến việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải làm thêm bao nhiêu việc nữa để ngăn chặn lạm phát. Trong khi các quan chức FED đã báo hiệu rằng họ có thể tạm dừng tại cuộc họp vào trung tuần tháng 6 sau khi nâng lãi suất cho vay cơ bản trong 14 tháng qua đạt tốc độ nhanh nhất trong 4 thập kỷ. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu dự kiến sẽ tăng lãi suất cơ bản của khu vực đồng Euro thêm 1/4 điểm phần trăm khi họ gặp nhau cũng vào trung tuần tháng 6.

Mặc dù vậy, “rủi ro đối với cả hai nền kinh tế lớn này đều rất cao và họ đang ở trong môi trường lạm phát kéo dài”, ông Kathy Bostjancic, nhà kinh tế trưởng của Nationwide, cho biết có khả năng họ lạm dụng vấn đề này. Và một khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất quá nhiều, Mỹ hoặc châu Âu có thể bị đẩy vào suy thoái. Nhưng nếu họ không duy trì lập trường vững vàng và đủ mạnh, lạm phát sẽ tiếp tục làm xói mòn mức sống của người dân.

Thực sự sẽ rất khó để đạt được sự cân bằng hợp lý. Tại Mỹ, các quan chức FED cảnh báo rằng những tác động đầy đủ của việc tăng lãi suất đã ban hành vẫn chưa cảm nhận được. Khi FED xem xét liệu có cần tăng thêm nữa hay không, họ cũng cần phải tính đến các lực lượng khác dự kiến sẽ làm chậm nền kinh tế, chẳng hạn như các điều kiện cho vay chặt chẽ hơn sau tình trạng hỗn loạn ngân hàng gần đây và cắt giảm chi tiêu của chính phủ theo thỏa thuận trần nợ. Trong khi đó, ở châu Âu, lạm phát đã giảm trong tháng 5 xuống 6,1% từ mức 7% trong tháng 4. Chi phí năng lượng đang giảm, sau khi tăng đột biến vào năm ngoái khi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine bắt đầu. Nhưng theo cơ quan thống kê châu Âu, giá thực phẩm, rượu và thuốc lá đang tăng với tốc độ hai con số.

Theo WB, lãi suất cao hơn là một thách thức thực sự, đặc biệt vấn đề này có tính lan tỏa từ các nền kinh tế lớn sang các nền kinh tế nhỏ. WB dẫn chứng, khi Fed tăng chi phí đi vay, chắc chắn sẽ làm chậm nền kinh tế Mỹ bằng cách khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp phải trả giá đắt hơn khi vay vốn. Điều đó làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài, ảnh hưởng đến tăng trưởng ở đó. Lãi suất của Mỹ cao hơn cũng khuyến khích đầu tư vào Mỹ hơn những nơi khác. Dòng vốn chảy vào đẩy giá trị của đồng đô la Mỹ lên cao, khiến các chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài phải trả các khoản vay bằng đồng đô la Mỹ, và đồng đô la Mỹ cũng trở nên đắt đỏ hơn.

WB cảnh báo tác động lan tỏa từ chính sách của FED có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính ở các quốc gia đang phát triển vốn dễ bị tổn thương nhất, những quốc gia đã vay nợ rất nhiều trong ba năm qua để đối phó với hậu quả kinh tế và sức khỏe từ đại dịch. Nguy cơ tiếp tục suy yếu trong ngành ngân hàng có thể hạn chế tín dụng hơn nữa, làm trầm trọng thêm những tác động đó. WB đánh giá “nền kinh tế toàn cầu vẫn ở trong tình trạng bấp bênh”.

Hiệu suất của Trung Quốc đã bị xáo trộn kể từ khi nước này chấm dứt lập trường nghiêm ngặt bằng chính sách Zero Covid vào tháng 12 năm ngoái. Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 4,5% trong quý đầu tiên trong năm nay, nhưng dường như đang gặp phải một giai đoạn yếu kém hơn. Chỉ số quản lý mua hàng chính thức của Trung Quốc trong tháng 5 cho thấy lĩnh vực sản xuất đang rơi vào tình trạng thu hẹp. Chỉ số dịch vụ cũng giảm so với mức của tháng 4 nhưng vẫn nằm trong vùng mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lên tới 20% và tình trạng nợ nhiều trong lĩnh vực bất động sản vẫn là một mối lo ngại.

Tăng trưởng sẽ chậm lại còn kéo dài trong nửa cuối năm nay

Các chuyên gia kinh tế cho rằng quá trình phục hồi sau chính sách Zero Covid đang đạt đỉnh và tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại còn kéo dài trong nửa cuối năm nay. Thực tế, hồi tháng 5, hãng Apple đã nói với các nhà đầu tư, rằng doanh thu tại Trung Quốc của hãng đã giảm hơn 5% trong 6 tháng kết thúc vào ngày 1 tháng 4. Nhà sản xuất phụ tùng ô tô BorgWarner cũng cho biết hoạt động sản xuất của họ ở quốc gia hơn tỷ dân đã yếu hơn dự kiến.

Trong khi đó, ở châu Âu, lạm phát cao hơn và tăng trưởng thấp hơn, khiến các quốc gia phải đối mặt với những thách thức kép. Ông Carsten Brzeski, trưởng bộ phận vĩ mô toàn cầu của tổ chức nghiên cứu ING Research có trụ sở tại Frankfurt (Đức), cho biết họ phải thay thế năng lượng của Nga bằng nguồn cung cấp đáng tin cậy hơn trong khi “giảm thiểu rủi ro” cho mối quan hệ thương mại với Trung Quốc. Ông Brzeski nói: “Rất dễ dàng nhận thấy những chuyển đổi này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong một đến hai năm tới, gây áp lực lên mô hình kinh doanh của ngành công nghiệp châu Âu và sự giàu có của các hộ gia đình. Nó không giống như một cuộc suy thoái kiểu khủng hoảng tài chính. Nhưng đó là sự tăng trưởng âm hoặc ở mức thấp kéo dài trong một vài năm”.

Kinh tế toàn cầu trong tình trạng ‘bấp bênh’

Đối với nhiều nước đang phát triển, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), triển vọng tăng trưởng đã xấu đi trong bối cảnh các điều kiện tín dụng bị thắt chặt và chi phí huy động vốn từ bên ngoài tăng cao. Ở châu Phi, Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, GDP bình quân đầu người được dự đoán chỉ tăng nhẹ trong năm nay, củng cố xu hướng dài hạn là hiệu quả kinh tế trì trệ. Các quốc gia kém phát triển nhất được dự báo sẽ tăng trưởng 4,1% vào năm 2023 và 5,2% vào năm 2024, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 7% đặt ra trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. Thương mại toàn cầu vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị, nhu cầu toàn cầu suy yếu, các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt hơn. Khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu được dự báo sẽ tăng 2,3% vào năm 2023, thấp hơn nhiều so với xu hướng trước đại dịch.

Có thể thấy, tăng trưởng thấp, đầu tư thấp và kỷ nguyên hợp tác thấp tiếp tục làm suy yếu khả năng phục hồi cũng như khả năng quản lý các cú sốc trong tương lai. Theo phân tích của các chuyên gia tại WEF, một cực "đa khủng hoảng" tiềm năng, liên quan đến sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên như lương thực, nước, kim loại và khoáng chất, các liên kết kinh tế xã hội và môi trường… Và trước những rủi ro mà thế giới đang phải đối mặt tại cùng một điểm tới hạn, các chuyên gia của WEF kêu gọi thế giới cần hành động để chuẩn bị chung cho cuộc khủng hoảng tiếp theo mà chúng ta có thể phải đối mặt. “Khi làm như vậy, chúng ta có thể định hình một con đường đến một thế giới ổn định và kiên cường hơn”, WEF nhận định.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế toàn cầu trong tình trạng ‘bấp bênh’. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao và thiết lập kỷ lục mới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý cần làm gì để ứng phó với biến động của tỷ giá.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.