0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 09/07/2024 17:07 (GMT+7)

Ông Trần Hồng Minh giữ chức quyền Tổng Giám đốc KienlongBank

Theo dõi KT&TD trên

Theo thông tin công bố từ Ngân hàng, ông Trần Hồng Minh sẽ giữ quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) từ ngày 09/7/2024.

KienlongBank (UpCoM: KLB) mới đây vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc ông Trần Ngọc Minh được HĐQT tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng từ ngày 09/7/2024. Theo đó ông Trần Ngọc Minh sẽ thôi đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc kể từ ngày 09/7/2024.

Cũng theo nghị quyết được HĐQT KienlongBank công bố, ông Trần Hồng Minh - Phó Tổng Giám đốc sẽ giữ vai trò quyền Tổng Giám đốc. Ông Hồng Minh sinh năm 1985, với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Trước khi gia nhập KienlongBank, ông từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)...

Ông Trần Hồng Minh giữ chức quyền Tổng Giám đốc KienlongBank - Ảnh 1

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ quyền Tổng Giám đốc KienlongBank, ông Hồng Minh đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh từ ngày 26/11/2022.

Là thành viên Ban Điều hành, trong cương vị của Phó Tổng phụ trách Kinh doanh, ông Minh cùng các cộng sự đã dẫn dắt, định hướng và có nhiều quyết sách kinh doanh đột phá, quyết liệt, kịp thời, đẩy hoạt động về sản phẩm - dịch vụ của Ngân hàng bước những bước tiến dài. Ông ghi dấu ấn với việc thúc đẩy sản phẩm Số, tăng trưởng khách hàng ấn tượng trên kênh Số, đưa mô hình quản lý tài chính tới các chủ cửa hàng, doanh nghiệp SME, phủ rộng sản phẩm Số trên các thị trường tiềm năng của KienlongBank. Song song với đó, ông cũng thực hiện nhiều chương trình đồng hành cùng khách hàng, doanh nghiệp tạo điều kiện người dân dễ dàng tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ban Lãnh đạo KienlongBank.

Ông Trần Hồng Minh - Quyền Tổng Giám đốc KienlongBank  
Ông Trần Hồng Minh - Quyền Tổng Giám đốc KienlongBank

Đứng trước cột mốc 29 năm - Hành trình tự hào gắn kết - đồng hành, đảm nhiệm vị trí quyền Tổng Giám đốc - ông Trần Hồng Minh được kỳ vọng sẽ đưa Ngân hàng ghi dấu ấn nổi bật, khẳng định vai trò của tổ chức tín dụng đồng hành, sẵn lòng chia sẻ cùng khách hành bền bỉ suốt gần ba thập kỷ. Với vai trò dẫn dắt, ông Minh sẽ đưa hoạt động KienlongBank phát triển hơn nữa. Theo đó, việc đẩy mạnh phát triển hệ thống công nghệ, chuyển đổi hoạt động trên nền tảng Số sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới, hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng Số hiện đại, thân thiện vào năm 2025.

Ghi nhận hiện tại, đến hết Quý I/2024, nhờ nỗ lực chung của cả tập thể cùng chiến lược đúng đắn của Ban Lãnh đạo, KienlongBank đã ghi nhận những chỉ số kinh doanh tích cực với tổng huy động vốn đạt 78.822 tỷ đồng, dư nợ cho vay của KienlongBank đạt 53.392 tỷ đồng, luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao, đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững và hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế đạt 213 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, Ngân hàng đã hoàn thành 27% kế hoạch năm được đề ra tại ĐHĐCĐ năm 2024.

PV

Bạn đang đọc bài viết Ông Trần Hồng Minh giữ chức quyền Tổng Giám đốc KienlongBank. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.