0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 11/05/2023 10:26 (GMT+7)

Kiến nghị bổ sung một số quy định về phát triển quỹ đất

Theo dõi KT&TD trên

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản góp ý một số quy định về phát triển quỹ đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Kiến nghị bổ sung một số quy định về phát triển quỹ đất
Ảnh minh họa (Internet).

Theo đó, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) nhận thấy, trước hết cần quán triệt Nghị quyết của Đảng và quy định của Hiến pháp, pháp luật về sở hữu đất đai, theo đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu để luật hóa vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ đạo “Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà về lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư...”.

Bên cạnh đó, chính sách tài chính về đất đai bao gồm nhiều nội dung, vì vậy, Hiệp hội xin được góp ý về cơ chế phát triển quỹ đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Cụ thể, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đổi mới tư duy kinh tế về đất đai thể hiện trong quy định Nhà nước đầu tư phát triển quỹ đất để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư và cơ chế Quỹ phát triển đất ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện các dự án tạo quỹ đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các dự án khác.

HoREA cho rằng, so với Luật Đất đai 2013 chỉ có “Điều 68. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi” và “Điều 111. Qũy phát triển đất” (gồm 02 điều), nhưng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã nâng nội dung này lên thành “Chương VIII. Phát triển quỹ đất” với 05 điều (Điều 107 - Điều 111) cùng với “Chương XI. Tài chính về đất đai, giá đất” nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, để đất đai trở thành động lực của nền kinh tế và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai...

Về vai trò, vị trí, nhiệm vụ và nguồn thu tài chính, nhiệm vụ chi của Quỹ phát triển đất, HoREA nhận thấy, Điều 109 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định nguồn thu tài chính của Quỹ phát triển đất được tiếp nhận từ 3 nguồn: Được phân bổ từ ngân sách Nhà nước; Huy động các nguồn khác theo quy định của pháp luật; Khoản 3 Điều 109 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “3. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ tối thiểu 10% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm của địa phương cho Quỹ phát triển đất”.

Nhưng HoREA nhận thấy, nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm của địa phương không nhiều, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa, ngay cả Thành phố Hồ Chí Minh thì nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất năm 2021 cũng chỉ có 11.229 tỷ đồng. Vì thế, nếu trích 10% thì cũng chỉ được 1.122 tỷ đồng, không đáp ứng được yêu cầu về vốn để thực hiện nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất và Tổ chức phát triển quỹ đất.

Do vậy, Hiệp hội đề nghị xem xét bổ sung thêm nguồn thu từ việc dành một tỷ lệ nhất định nguồn thu từ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, lợi nhuận xổ số kiến thiết trong năm của địa phương để tạo nguồn tài chính cho Quỹ phát triển đất.

Khôi Nguyên

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị bổ sung một số quy định về phát triển quỹ đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.