0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 13/05/2025 16:32 (GMT+7)

Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.

Vì sao cần áp giá trần?

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Trong báo cáo thẩm định dự thảo nghị quyết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung quy định về giá trần với nhà ở xã hội để bán và cho thuê nhằm đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở của người dân.

Bộ Tư pháp cũng cho rằng cần có quy định về hậu kiểm để tránh lạm dụng chính sách về nhà ở xã hội.

Theo quy định hiện hành, giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức (không quá 10%). Mức giá này do UBND tỉnh thẩm duyệt, không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước.

Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung quy định giá trần với nhà ở xã hội vào dự thảo Nghị quyết chính sách đặc thù của Quốc hội.

Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng cho biết, theo Luật Nhà ở 2023, giá thuê nhà ở xã hội gồm kinh phí bảo trì, do chủ đầu tư thỏa thuận với người thuê dựa trên khung giá cho UBND cấp tỉnh quy định.

Vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị chưa bổ sung quy định giá trần với nhà ở xã hội vào dự thảo nghị quyết. Còn quy định về hậu kiểm dự án nhà ở xã hội được Bộ này tiếp thu và bổ sung vào dự thảo.

Cũng trong báo cáo thẩm định, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan Nhà nước xét duyệt thông tin, hồ sơ của người mua nhà ở xã hội thay vì doanh nghiệp, để đảm bảo minh bạch.

Bộ này cho rằng, cần có chế tài với chủ đầu tư không đáp ứng tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội, như cơ chế bắt buộc phải chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác tiếp tục thực hiện để tránh lãng phí thời gian, đảm bảo cơ hội tiếp cận nhà ở cho người dân.

Về đề nghị này, Bộ Xây dựng cho biết đang xây dựng hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản, trong đó tích hợp dữ liệu về người đã được mua nhà ở xã hội để theo dõi, quản lý. Còn quy định doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, không trục lợi chính sách, tham nhũng... đã được bổ sung trong dự thảo nghị quyết.

Kiến nghị bổ sung quỹ nhà ở xã hội bán cho cán bộ, công chức

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng vừa có góp ý dự thảo nghị quyết, trong đó, Hiệp hội đề nghị bổ sung quy định Quỹ Nhà ở quốc gia thực hiện chức năng đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mua nhà ở xã hội bên cạnh hình thức thuê mua, thuê.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết, Điều 103 Luật Nhà ở quy định hình thức phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, theo đó Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân bằng vốn đầu tư công để cho đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này thuê, thuê mua.

Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân bằng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 của Luật này để cho đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này mua, thuê mua, thuê.

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân để cho đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này mua, thuê mua, thuê.

Hiệp hội đề nghị áp dụng tương tự để bổ sung và xây dựng hoàn thiện nội dung khoản 3 Điều 4 dự thảo nghị quyết, bởi lẽ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 dự thảo nghị quyết thì Quỹ Nhà ở quốc gia là Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách có nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và còn có nhiều nguồn vốn khác từ tiếp nhận nguồn hỗ trợ tự nguyện, nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu từ việc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, nguồn từ bán nhà ở thuộc tài sản công và các nguồn huy động hợp pháp khác không thuộc ngân sách nhà nước.

Do vậy, Chủ tịch HoREA đề nghị bổ sung quy định Quỹ Nhà ở quốc gia thực hiện chức năng đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mua bên cạnh hình thức thuê mua, thuê vào khoản 3 Điều 4 dự thảo nghị quyết, để cán bộ, công chức, viên chức có thể được mua hoặc thuê mua, thuê nhà ở theo quy định của Chính phủ, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật về chính sách nhà ở xã hội.

Dự thảo Nghị quyết về chính sách phát triển nhà ở xã hội đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp đa chiều. Việc áp giá trần, tăng kiểm soát, và mở rộng vai trò nhà nước trong quản lý, phân phối đang là những chủ đề then chốt. Bộ Xây dựng khẳng định sẽ tiếp thu các đề xuất hợp lý, đảm bảo nghị quyết khi ban hành vừa thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở xã hội, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Sắp có thêm một dự án nhà ở thấp tầng tại quận Long Biên
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành quyết định về việc giao 10.081m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án Xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2.
Cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản nhìn từ Nghị quyết 68
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp bất động sản là một thành phần đặc biệt quan trọng trong khối kinh tế tư nhân, đóng vai trò dẫn dắt trong nhiều trục phát triển, từ đô thị hóa, hạ tầng, công nghiệp, thương mại đến du lịch và dịch vụ.
Đề nghị bổ sung quy định giá trần với nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết phát triển nhà ở xã hội, trong đó Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung quy định giá trần để đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa chấp thuận điều này.

Tin mới

Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một trong các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Luật Thuế thu nhập DN (sửa đổi): Sắp xếp ưu đãi thuế hợp lý, bổ sung nhiều chính sách vượt trội
Dự thảo Luật Thuế thu nhập DN (sửa đổi) đã rà soát, sắp xếp lại ưu đãi thuế hợp lý một mặt không ảnh hưởng chính sách ưu đãi chung, nhưng cũng bổ sung các chính sách ưu đãi mới vượt trội để hỗ trợ DN mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.