0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 09/06/2023 10:26 (GMT+7)

Khám phá 5 kiến trúc độc đáo nhất trên đất cố đô Huế

Theo dõi KT&TD trên

Vùng đất cố đô luôn khiến người ta thổn thức về một thành phố cổ kính – nơi chứng nhân cho hàng vạn biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc.

Trải qua hơn 200 năm tồn tại, Huế giữ cho mình vô vàn những kiến trúc nghệ thuật độc đáo, giá trị trở thành biểu tượng cho lịch sử văn hoá của cả dân tộc Việt Nam. Cùng điểm qua top 5 địa danh có phong cách kiến trúc độc đáo nhất đất cố đô!

Có thể nói, Huế là một cuốn thiên sử sống động vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay. Đến với đất cố đô, người ta như được lội ngược dòng trở về với quá khứ khi được tận mắt nhìn thấy những cung điện, lăng tẩm hết sức độc đáo mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam.

1. ĐẠI NỘI HUẾ

Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, sau nhiều biến đổi của thời cuộc, Đại Nội Huế vẫn giữ được hơn 100 công trình kiến trúc còn nguyên vẹn như: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Cung Trường Sanh, Đại Cung Môn, Điện Cần Tránh, Thái Bình Lâu… được bố trí theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữ” liên quan chặt chẽ với thuyết âm dương trong triết học Trung Hoa với quan niệm âm dương tuy đối dập nhưng không bài trừ nhau mà ngược lại tạo điều kiện cho nhau, tạo ra sự khởi đầu của mọi sự sống.

Những kiến trúc nổi bật trong quần thể Hoàng thành Huế.
Những kiến trúc nổi bật trong quần thể Hoàng thành Huế.

2. CHÙA THIÊN MỤ

“Gió đưa cành trúc là đà – Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”, đã từ lâu, chùa Thiên Mụ được coi là một phần linh hồn của vùng đất cố đô Huế.

Ngược dòng lịch sử, tương truyền khi Chúa Nguyễn Hoàng làm Trấn thủ xứ Thuận Hoá đã ấp ủ giấc mộng xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn. Trong một lần khảo sát địa thế vùng đất Thừa Thiên, bên bờ sông Hương, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô khỏi dòng nước uốn khúc trông như một con rồng quay đầu nhìn lại về.

Cùng lúc đó, trong dân gian lưu truyền câu chuyện về bà lão mặc áo đỏ, quần lam thường xuất hiện trên đồi vào ban đêm và nói với mọi người rằng: tại đây sẽ có một vị chân chúa lập chùa trấn giữ long mạch.

Khi nghe được câu chuyện, Nguyễn Hoàng ngay lập tức cho quân lính xây dựng ngôi chùa trên đồi, lấy tên là Thiên Mụ Tự, tức “bà mụ nhà trời”.

Tổng quan kiến trúc chùa Thiên Mụ
Tổng quan kiến trúc chùa Thiên Mụ

Sau khoảng thời gian dài với nhiều thay đổi, chùa Thiên Mụ - "Đệ nhất cổ tự" vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi du khách đến với vùng đất cố đô Huế.

LĂNG KHẢI ĐỊNH

Tại Huế có tất cả 7 khu lăng tẩm của các nhà vua triều Nguyễn được xây dựng. Bên cạnh đó, các lăng tẩm được xây dựng từ khi các vị vua còn tại vị do dó thay vì mang những nét trầm buồn, cô quạnh, phong cảnh ở những nơi này thường được bày trí công phu với lối kiến trúc đặc sắc.

Là công trình có diện tích nhỏ nhất, xong nếu tính về độ hoàng tráng, Lăng Khải Định hay Ứng Lăng ( núi Châu Chữ, xã Thuỷ bằng, thị xã Hương Thuỷ) – nơi yên nghỉ của vua Khải Định lại không hề thua kém bất cứ vị vua nào trong lịch sử.

Nhìn vào sự giao thoa kiến trúc giữa 2 nền văn hoá Đông – Tây, chúng ta thấy được phần nào gu thẩm mỹ và sở thích xa hoa của vị vua thứ 12 triều đình nhà Nguyễn.

Những con số ấn tượng về kiến trúc lăng Khải Định
Những con số ấn tượng về kiến trúc lăng Khải Định

Trong kiến trúc của lăng Khải Định, người ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa giữa các trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Gothique,… Không những thế, nội thất trong cung Thiên Định còn khiến hậu thế trầm trồ với các bức phù điêu ghép từ sành sứ và thuỷ tinh , trần mộ là hình Bửu Tán được đúc từ bê tông cốt thép gần 1 tấn,… Đỉnh cao nhất là tượng vua Khải Định bằng đồng mạ vàng được đúc theo tỉ lệ 1:1.

CUNG AN ĐỊNH

Khác xa với quần thể kiến trúc Đại Nội Huế, Cung An Định được xem như “cung điện mùa hè” bởi màu vàng chủ đạo và lối kiến trúc mang đậm hơi thở Châu Âu.

Sau hơn 100 năm chứng kiến lịch sử thăng trầm, Cung An ĐỊnh hiện là một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất của triều Nguyễn.

Cung điện được gắn liền câu chuyện của vị hoàng hậu “hồng nhan, bạc phận” – Nam Phương Hoàng Hậu. Giai thoại về bà được tái hiện khá xuất sắc trong MV “ Không thể cùng nhua suốt kiếp” của ca sĩ Hoà Minzy. Cũng nhờ sức ảnh hưởng của bài hát, địa điểm này đã thu hút không ít du khách trẻ và trở thành điểm check-in nổi tiếng tại thành phố mộng mơ.

Tổng quan kiến trúc cung An Định
Tổng quan kiến trúc cung An Định

NHÀ THỜ PHỦ CAM

Từng bị triệt giải nhiều lần, cho đến nay, nhà thờ Phủ Cam vẫn là một trong những công trình kiến trúc về Thiên Chúa giáo nổi tiếng bậc nhất tại Huế. Nằm trên ngọn đồi Phước Quả thuộc phường Phước Vĩnh, nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính toà của Tổng Giáo phận Huế.

Tổng thể khuôn viên nhà thờ rộng rãi, nổi bật là tượng chúa Giê Su. Cấu trúc nhà thờ là một cây thánh giá khổng lồ có đầu hướng về phía Nam, đuôi hướng phía Bắc. Đỉnh nhà thờ vươn đối xứng sang hai bên không quá đồ sộ mà nhẹ nhàng, thanh thoát.

Tuy mang hơi hướng hiện đại, đậm chất châu Âu, xong, hệ thống của của nhà thờ được vận dụng lối kiến trúc “ba cửa thẳng hai cửa quanh” của Ngọ Môn, Hoàng Thành Huế.

Bên cạnh đó, nội thất bên trong nhà thờ được nhấn nhá theo phong cách nghệ thuật châu Âu cổ với nhiều vòm cung và cửa sổ lớn.

Tổng quan kiến trúc nhà thờ Phủ Cam
Tổng quan kiến trúc nhà thờ Phủ Cam

Phùng Quyên

Bạn đang đọc bài viết Khám phá 5 kiến trúc độc đáo nhất trên đất cố đô Huế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đường phố Hà Nội sau bão Yagi
Sau khi hứng chịu gió lớn do bão Yagi quét qua, hàng trăm cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gãy, đổ. Hiện, lực lượng chức năng và người dân đang tiến hành chặt hạ, thu dọn để đảm bảo an toàn và lưu thông.
Ninh Bình: Cảnh đìu hiu, hoang tàn ở dự án Cố Viên Lầu
Nằm ngay trung tâm Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, Cố Viên Lầu (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) nơi phục dựng 20 ngôi nhà cổ theo 20 lối kiến trúc khác nhau của từng vùng được kỳ vọng là điểm tham quan du lịch, phim trường đậm chất làng quê Bắc Bộ xưa.
Toàn cảnh sự việc mất nước tại Khu đô thị Thanh Hà
Nhiều ngày trôi qua, cư dân khu đô thị Thanh Hà luôn sống trong cảm giác bức bối, khó chịu vì thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Mặc dù đã có chỉ đạo từ cấp chính quyền nhưng hàng dài người vẫn tiếp tục chen chân lấy nước. Cùng nhìn lại toàn cảnh sự kiện.

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.