0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 05/06/2023 10:02 (GMT+7)

Thừa Thiên Huế sẵn sàng mở rộng hợp tác nhiều mặt với doanh nghiệp Nhật Bản

Theo dõi KT&TD trên

Trong khuôn khổ Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Nhật Bản, buổi tọa đàm “Xúc tiến đầu tư và quảng bá địa phương Việt Nam” đã diễn ra ngày 2/6 tại thành phố Tokyo, Nhật Bản với sự tham dự của hơn 400 đại biểu.

Về phía Việt Nam, có sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu; Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng; lãnh đạo và đại diện các sở, ban, ngành, doanh nghiệp các địa phương: Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Cần Thơ và Kon Tum. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương đại diện tỉnh thừa Thiên Huế tham dự và phát biểu tại buổi tọa đàm.

Về phía Nhật Bản, có ông Yoichiro Aoyagi, Hạ nghị sỹ Nhật Bản, đồng Chủ tịch Ban tổ chức Lễ hội Việt Nam tại Tokyo; ông Tsukada Manabu, Giám đốc cấp cao về Chiến lược toàn cầu (khu vực Đông Nam Á), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO); ông Tamura Satoru, Giám đốc Văn phòng Đổi mới sáng tạo, Cục Quan hệ kinh tế công nghiệp tỉnh Gunma; ông Matsuzawa Ken, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến ngoại giao nhân dân cùng gần 350 đại diện các địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản.

Thừa Thiên Huế sẵn sàng mở rộng hợp tác nhiều mặt với doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh 1

Thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển ở mức tốt đẹp nhất trong lịch sử, xứng tầm với ý nghĩa và tầm quan trọng của Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng. Giao lưu, hợp tác giữa các địa phương thời gian qua phát triển mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiều sâu và trở thành điểm sáng trong quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa hai nước.

Hiện có hơn 90 cặp quan hệ cấp địa phương giữa Việt Nam - Nhật Bản đã được thiết lập với hơn 100 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân đã được ký kết.

Với phương châm lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Nhật Bản nói chung và giữa các địa phương Việt Nam - Nhật Bản nói riêng, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối để hỗ trợ các địa phương Việt Nam kết nối với các địa phương Nhật Bản; chủ động, tích cực hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư chất lượng cao; sẵn sàng phát huy “vai trò tiên phong” trong huy động các nguồn lực bên ngoài, gắn kết với nguồn lực bên trong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tọa đàm ngày hôm nay sẽ mở ra những cơ hội, thời cơ hợp tác mới, đóng góp vào mục tiêu phát triển, góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với các đối tác Nhật Bản nói riêng và quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung.

Thừa Thiên Huế sẵn sàng mở rộng hợp tác nhiều mặt với doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh 2
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án nhà máy sản xuất keo, chất kết dính và sản phẩm làm từ nhựa Okura Industrial Co.,Ltd . Mục tiêu dự án là sản xuất keo, chất kết dính làm từ monome acrylic, dùng cho lõi động cơ xe ô tô điện (EV), dùng cho nam châm vĩnh cửu bên trong động cơ, dùng cho gậy chơi golf, kết dính kim loại với kim loại. Sản xuất sản phẩm từ plastic: sản xuất màng phim, băng dính để sử dụng cho nội thất, ngoại thất xe ô tô, phủ thân vỏ xe ô tô; sản xuất bao, túi đựng chất lỏng, túi đựng vật liệu dùng trong các loại thùng chứa lớn như thùng phuy, túi loại nhỏ có vòi, túi sử dụng một lần trong y tế

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương mong muốn được hợp tác với các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản trên các lĩnh vực như: Xây dựng hạ tầng tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, hạ tầng các khu công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, sản xuất ô tô; Đầu tư Khu công nghệ cao về dược phẩm, sinh học, y tế, công nghệ thông tin, nông nghiệp…; Xây dựng cảng biển, dịch vụ hầu cần cảng, logistics gắn với Cảng nước sâu Chân Mây; Đầu tư Khu đô thị mới; các khu du lịch đẳng cấp quốc tế. Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, thương mại, công nghiệp văn hóa, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao; Kết nối xuất khẩu lao động. Xúc tiến kết nối giao lưu văn hóa, du lịch giữa 02 địa phương: Huế - Tokyo. Xúc tiến mở đường bay Huế với Tokyo- Nhật Bản.

Với mong muốn hỗ trợ một cách tốt nhất các nhà đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cam kết sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về thủ tục hành chính nhanh gọn; tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thuận lợi, hiệu quả; luôn sẵn sàng gặp mặt, đối thoại, tiếp xúc với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để lắng nghe, trao đổi và tháo gỡ những khó khăn để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại tỉnh.

Đồng thời các dự án đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất của tỉnh và Luật đầu tư Việt Nam như cam kết hỗ trợ hạ tầng đến tận chân hàng rào các dự án; hỗ trợ cung cấp nguồn lao động, đào tạo nguồn lao động địa phương. Chúng tôi sẵn sàng và nồng nhiệt chào đón các bạn đến đầu tư tại tỉnh chúng tôi.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Bùi Quốc Dũng

Bạn đang đọc bài viết Thừa Thiên Huế sẵn sàng mở rộng hợp tác nhiều mặt với doanh nghiệp Nhật Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.