0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 29/11/2024 06:52 (GMT+7)

Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Theo dõi KT&TD trên

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận.

Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?

“Nghẹt thở” vì bến, bãi vật liệu xây dựng “chui”

Không chỉ có sự tồn tại “chui” và hoạt động không phép của cảng Hòa Bình với diện tích xây dựng hàng nghìn m2, cùng sự hoạt động rầm rộ của các loại máy xúc, xe tải trọng lớn “bức tử” sông Cầu… mà theo tìm hiểu của chúng tôi, tại khu vực thôn Hòa Bình (xã Trung Giã), ngay sát với khu vực cảng Hòa Bình, hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá, than, cùng những trạm trộn bê tông cũng ngang nhiên “mọc” lên và hoạt động “ăn theo” sự tồn tại của cảng Hòa Bình.

Đặc biệt, các bãi chứa, trung chuyển không phép này được xây dựng ngay tại khu vực thoát lũ sông Cầu; hàng ngày, hàng loạt xe tải trọng lớn ra vào chở hàng tấp nập, điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh, mà còn ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự, an toàn khu vực thoát lũ…

Bức xúc trước sự tồn tại không phép của các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại thôn Hòa Bình, nhiều người dân sinh sống tại đây cho rằng, không chỉ xây dựng bãi chứa, trung chuyển, mà các chủ bãi còn tự ý dựng nhà mái tôn, đường vào bãi được tôn tạo, đổ bê tông kiên cố... Thậm chí, khu vực vi phạm này được lắp hẳn trạm biến áp cung cấp điện riêng, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng các vi phạm tại đây đang hoạt động “có hệ thống” và đang được “bật đèn xanh” cho tồn tại?

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Ngoài cảng Hòa Bình (ngoài cùng bên trái, do ông Nguyễn Quốc Hùng quản lý), tại khu vực này còn tồn tại 2 bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng “chui” do ông Vũ Trung Hiếu và ông Trần Văn Hà quản lý, sử dụng.

Trao đổi về sự tồn tại của các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại khu vực thôn Hòa Bình, ông Khổng Văn Hoàn - Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho biết: "Hai bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng còn lại là do ông Vũ Trung Hiếu và ông Trần Văn Hà quản lý, sử dụng”.

Theo đại diện UBND xã Trung Giã, cũng như cảng Hòa Bình; nguồn gốc đất tại các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng do ông Vũ Trung Hiếu và ông Trần Văn Hà quản lý, sử dụng cũng là đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình và được các đối tượng nhận chuyển nhượng từ các hộ dân. Ngoài ra, khu vực này cũng có một phần đất công do UBND xã Trung Giã quản lý. Trong đó, khu vực bãi trung chuyển vật liệu xây dựng do ông Vũ Trung Hiếu quản lý có diện tích gần 5.000m2; và bãi vật liệu xây dựng do ông Trần Văn Hà quản lý có diện tích khoảng hơn 4.000m2…

Đáng nói, các bãi vật liệu xây dựng “chui” này như chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Trung Giã đều đã tồn tại từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vì sao đến thời điểm này dù đã có sự chỉ đạo, đôn đốc của các đơn vị chức năng nhưng vẫn tồn tại và không bị xử lý? Phải chăng chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt?

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng được xây dựng cầu cảng, cẩu trục kiên cố.

Về nội dung này, Chủ tịch UBND xã Trung Giã lý giải: “Quyết liệt thì quyết liệt được, nhưng toàn dân nhà mình, mình phải nhìn nhận các góc độ. Đương nhiên họ sai phạm, nhưng phải có hướng để cho họ tồn tại, triệt thì đơn giản lắm, nói chung mình cứ bắt dân trồng ngô, khoai, sắn… đất nước bao giờ phát triển được?”

“Lách” luật cho tồn tại?

Đề cập đến các công trình vi phạm tại thôn Hòa Bình, xã Trung Giã với phóng viên báo Lao động Thủ đô, cả Chủ tịch UBND xã Trung Giã - Khổng Văn Hoàn và Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn Nguyễn Văn Toàn đều cho rằng, các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại địa bàn xã Trung Giã đều chưa có giấy phép hoạt động và những vướng mắc này đều là do các hộ dân chưa hoàn thành được hồ sơ thuê đất. Tuy nhiên, theo đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn và đại diện UBND xã Trung Giã, để thuê được đất không phải là việc đơn giản và cũng không thể thực hiện được trong “một sớm, một chiều”.

“Để thuê được đất, nói thật tiền ít không thể thuê được. Ở trên không ai giám ký, giờ chuyển cho huyện hoàn thiện hồ sơ theo hình thức là để cho thầu năm một, nhưng trong cái thầu này lại vướng; muốn chuyển đổi cảng, bến trung chuyển thì phải sang được tên, vì trước đây các hộ mua bán chỉ là giấy tờ viết tay. Muốn thuê được thì phải chuyển sang tên của mình và đây lại là một vướng mắc”, ông Hoàn, Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho hay.

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Các chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép “ăn theo” cảng Hòa Bình.

Theo Chủ tịch UBND xã Trung Giã, nếu để phản ánh đúng như hiện trạng, thì các hộ “dẹp đi” đừng “phép phọt” gì. Còn nếu đóng hẳn thì không bao giờ đóng được, vì khi có lực lượng thì các đối tượng sẽ dừng hoạt động, nhưng cũng chỉ dừng vài hôm sau đó lại lén lút làm lại.

“Muốn phát triển thì thế nào, đập đi, sau đó cấp phép xong lại xây lại thì gây thiệt hại cho dân. Nói ở đây là đang “lách”, mình muốn giúp cho dân trong việc tạo điều kiện cho các hộ làm được thủ tục kia (thủ tục thuê đất - PV) thì hoạt động, nếu theo kết luận thanh tra từ năm 2015 - 2016 thì phải đập và trả lại mặt bằng như cũ, làm thế nào thì làm”, ông Hoàn nói.

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Băng chuyền được xây dựng kiên cố, tại khu vực bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng "“chui” thuộc thôn Hòa Bình, xã Trung Giã

Có thể thấy, việc chưa có giấy phép hoạt động tại bến cảng Hòa Bình, cũng như 2 bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại thôn Hòa Bình, xã Trung Giã của 2 hộ kinh doanh là ông Hiếu và ông Hà đã được khẳng định; tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi, nếu không có giấy phép hoạt động thì việc thu thuế đối với các đối tượng này sẽ như thế nào?

Về nội dung này, Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho biết: “Bây giờ mình đang chưa thuê đất được thì làm sao có giấy phép; bao giờ đủ điều kiện, đất phải của ông (đứng tên người mua - PV) và phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thuê (gọi là đấu thầu) thì mới có trách nhiệm nộp thuế với Nhà nước; căn cứ vào việc đủ điều kiện nộp thuế rồi mới xem xét cấp phép…”.

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Đường bê tông và Trạm cấp điện được xây dựng kiên cố, bất chấp việc khu vực cảng này không có giấy phép hoạt động, vì sao?

Trong khi đó, đề cập đến vấn đề xử lý các trường hợp vi phạm trong việc sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng và xây dựng cảng Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Toàn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn cho cho rằng, không thể mãi đi xử lý những “vi phạm cũ”. “Trên địa bàn cả nước này, nếu xử lý các vi phạm từ giai đoạn 2014 trở về trước, thì có mà cứ ăn rồi đi xử lý cũng không xong”, ông Toàn nói.

Thậm chí, theo nội dung Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn cung cấp, mới đây Sở đã vào thanh tra về việc vi phạm trong vấn đề sử dụng đất tại khu vực xã Trung Giã và huyện đang “chờ” hướng dẫn xử lý “phù hợp” từ Sở. Tuy nhiên theo ông Toàn, trường hợp vi phạm này thì huyện Sóc Sơn cũng có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm như thế nào và thời gian bao lâu để xử lý công trình vi phạm thì ông Toàn không đề cập cụ thể…

(Còn nữa)

Bạn đang đọc bài viết Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.