0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 26/08/2024 13:57 (GMT+7)

An Dương (Hải Phòng): Quần thể bến bãi nhiều năm hoạt động không phép ở xã Đại Bản

Theo dõi KT&TD trên

Hơn 10.000m2 đất ngoài bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương được ba hộ gia đình dùng để kinh doanh vật liệu xây dựng nhiều năm, nhưng vẫn chưa có giấy phép hoạt động.

An Dương (Hải Phòng): Quần thể bến bãi nhiều năm hoạt động không phép ở xã Đại Bản
Ngày 27/3/2024 xuất hiện xe tải chở vật liệu khác từ bên ngoài vào để san lấp làm mặt bằng bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng ở khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương.

Theo tìm hiểu của PV, tại khu vực bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương xuất hiện hàng chục nghìn m2 đất ngoài bãi được sử dụng làm điểm tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng. Những điểm tập kết này nằm ngoài sát bờ sông được tập kết cát, đá, gạch và có xây dựng thêm một số hạng mục công trình lợp bằng tôn.

Ông N.H.T người dân địa phương cho biết: Những bến bãi này đã kinh doanh hoạt động ở đây từ nhiều năm trước, trước đây khu vực này là bãi lò vôi và xung quanh là diện tích đất đầm ao người dân vẫn canh tác. Sau khi Hải Phòng ra quy định dẹp lò vôi thủ công thì những bến bãi này mọc lên và hoạt động từ đó đến bây giờ.

Theo ghi nhận của PV ngày 27/3/2024 tại khu vực bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản xuất hiện một số xe tải chở vật liệu khác vào dùng để san lấp diện tích đầm ao sát với khu vực bãi của 3 hộ gia đình hiện đang tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng. Sau đó vào giữa tháng 8/2024 PV ghi nhận lại thì diện tích mà được san lấp đấy hiện nay đã được làm bãi tập kết cát để kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Đại Bản cho biết: Mấy bãi tập kết này thì đã hoạt động từ lâu rồi, liên quan đến văn bản chỉ đạo của UBND hyện An Dương về các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng, thì xã cũng đã cho vào danh sách các điểm tập kết và để đảm bảo đúng quy định thì đồng chí cán bộ địa chính xây dựng sẽ làm việc cụ thể.

An Dương (Hải Phòng): Quần thể bến bãi nhiều năm hoạt động không phép ở xã Đại Bản
Điểm khoanh màu vàng trước đây đã được chủ hộ tự ý san lấp mở rộng diện tích để làm bãi tập kết trung chuyển kinh doanh vật liệu trái phép, không những vậy giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của ông Trần Văn Thao đã hết hạn từ năm 2019.

Trao đổi với PV ông Nguyễn Văn Luận, cán bộ địa chính xây dựng xã Đại Bản cho biết: Hiện trên địa bàn xã Đại Bản có 3 bãi tập kết vật liệu xây dựng: Bãi của ông Đinh Văn Long diện tích khoảng 7.000m2, ông Trần Văn Cường (Bãi ông Thao) diện tích khoảng 2.500m2, ông Cao Văn Cường (Cường Chài) diện tích hơn 2.000m2; hiện 3 bãi này hoạt động trên đất bãi bồi ven sông. Về nguồn gốc đất thì đối với bãi của ông Đinh Văn Long đã hoạt động từ lâu; bãi của ông Trần Văn Cường thì ngày trước là khu lò vôi cũ; bãi của ông Cao Văn Cường thì đã hoạt động từ lâu đời. Những bãi này đều đã hoạt động từ thời trước các cụ để lại.

Đối với giấy phép hoạt động bến bãi thì qua quá trình kiểm tra thì không thấy các bãi này cung cấp các giấy tờ liên quan. Chỉ có bãi của ông Đinh Văn Long và ông Trần Văn Thao có giấy xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường của UBND huyện An Dương cấp từ tháng 5/2017. Còn giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của ông Trần Văn Thao được Sở Giao thông vận tải Hải Phòng cấp từ tháng 1/2018 và có hạn đến tháng 1/2019.

“Từ năm 2020 đến giờ xã chưa tiến hành kiểm tra về việc hoạt động bến bãi của 3 hộ kinh doanh vật liệu. Diện tích của 3 hộ này là đất nuôi trồng thủy sản, nhưng vì nó có từ lâu đời rồi lên vẫn hoạt động”, ông Nguyễn Văn Luận, cán bộ địa chính xây dựng xã Đại Bản cho biết thêm.

Năm 2000 UBND xã Đại Bản có ký hợp đồng kinh với một số hộ này về việc giao khoán gọn khu vực Bến bãi lò vôi khu Lực Nông với thời hạn là 3 năm. Từ đó đến nay UBND xã cũng chưa ký hợp đồng với hộ cá nhân nào.

An Dương (Hải Phòng): Quần thể bến bãi nhiều năm hoạt động không phép ở xã Đại Bản
Các chủ hộ không những làm điểm tập kết trung chuyển kinh doanh vật liệu xây dựng mà còn xây dựng thêm một số hạng mục công trình trái phép, lợp bằng tôn ở khu vực bãi lò vôi cũ khu Lực Nông, xã Đại Bản.

Được biết tháng 4/2024 vừa qua, UBND huyện An Dương có tiến hành tổ chức hội nghị tổng kết công tác Phòng Chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại hội nghị, UBND huyện An Dương cũng đã chỉ đạo các xã, phòng, ban đơn vị tổ chức khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả tháo dỡ 31 trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn các xã (An Hòa 1 vụ, Lê Lợi 5 vụ, Đồng Thái 11 vụ, An Đồng 1 vụ, Đại Bản 4 vụ, An Hồng 1 vụ, Lê Thiện 2 vụ) và kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý 15 trường hợp vi phạm phát sinh mới.

Việc 3 chủ hộ kinh doanh vật liệu xây ở ngoài bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương đã nhiều năm mà vẫn chưa được cấp phép hoạt động, các chủ bãi vẫn ngang nhiên tiến hành tập kết vật liệu xây dựng làm bãi chứa trung chuyển trái phép. Việc này cần sự chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng về công tác quản lý hoạt động kinh doanh bến bãi ở xã Đại Bản, huyện An Dương. Tránh để tình trạng các chủ bãi lợi dụng khu vực bến lò vôi cũ, diện tích ao, đầm để san lấp làm mặt bằng để làm bãi trung chuyển trái phép kinh doanh vật liệu xây dựng.

Bạn đang đọc bài viết An Dương (Hải Phòng): Quần thể bến bãi nhiều năm hoạt động không phép ở xã Đại Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.