0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 28/07/2023 10:34 (GMT+7)

Vốn FDI đăng ký tăng trở lại, đã giải ngân được khoảng 11,58 tỷ USD

Theo dõi KT&TD trên

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, điểm tích cực là vốn thực hiện ước đạt 11,58 tỷ USD trong 7 tháng, tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng lưu ý, đây là lần đầu tiên trong năm tổng vốn đầu tư đăng ký đã tăng so với cùng kỳ (tăng 4,5%) sau khi giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), tính đến 20/7, có 1.627 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 75,5% so với cùng kỳ) với tổng vốn đăng ký đạt gần 7,94 tỷ USD (tăng 38,6% so với cùng kỳ).

Ngoài ra, có 736 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 27,1% so với cùng kỳ) với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 4,16 tỷ USD (giảm 42,5% so với cùng kỳ). Trong mảng góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.627 giao dịch, tuy giảm 10,6% so với cùng kỳ nhưng tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4,14 tỷ USD (tăng 60,7% so với cùng kỳ).

Vốn FDI đăng ký tăng trở lại đã giải ngân được khoảng 1158 tỷ USD

Trong đó, tính riêng tháng 7, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng 6, tăng 41,9% so với tháng 5 và tăng 85,7% so với cùng kỳ.

Về vốn đầu tư điều chỉnh, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, mức tăng vốn đầu tư mới so với cùng kỳ tiếp tục tăng mạnh hơn so với so với các tháng đầu năm. Số dự án đầu tư mới cũng tăng mạnh so với cùng kỳ. Thậm chí, tốc độ tăng số dự án mới lớn gần gấp 2 lần tốc độ tăng tổng vốn đầu tư. "Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ và vừa tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam vừa đưa ra các quyết định đầu tư mới", Cục Đầu tư nước ngoài nhận xét.

Về tiến độ giải ngân, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 11,58 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 0,3 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,93 tỷ USD, chiếm hơn 67,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 9,3% so với cùng kỳ. Đây cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 31,1%) và điều chỉnh vốn (chiếm 55%). Các vị trí tiếp theo vẫn thuộc về ngành kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ.

Hà Nội vẫn đang là địa phương dẫn đầu trong thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,28 tỷ USD, chiếm gần 14,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 2,76 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Với việc nhà đầu tư LG Innotek tại Hải Phòng tăng vốn thêm 1 tỷ USD không chỉ góp phần cải thiện rất lớn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà dự án này cũng góp phần đưa Hải Phòng đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD, chiếm hơn 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 96,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương,…

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Vốn FDI đăng ký tăng trở lại, đã giải ngân được khoảng 11,58 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nhà đầu tư trẻ và cơn sốt đầu tư tài chính Online
Trong những năm gần đây, thế hệ Z và millennials đã tạo nên một làn sóng mới trong lĩnh vực đầu tư tài chính, với việc gia tăng mạnh mẽ số lượng nhà đầu tư trẻ tham gia vào các nền tảng giao dịch trực tuyến.
Cá nhân hóa chiến lược đầu tư: Xu hướng mới thời AI và dữ liệu lớn
Thị trường tài chính ngày nay không còn là cuộc chơi của những công thức chung hay các mô hình rập khuôn. Với sự bùng nổ của Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data), một kỷ nguyên mới đang mở ra, nơi cá nhân hóa chiến lược đầu tư trở thành yếu tố then chốt quyết định thành công.

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.
Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.