0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 07/12/2023 13:41 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Tăng trưởng kinh tế xếp thứ nhất khu vực Bắc Trung bộ

Theo dõi KT&TD trên

Năm 2023, với mức tăng trưởng kinh tế 8,05%, Hà Tĩnh xếp thứ nhất khu vực Bắc Trung bộ và đứng thứ 15 cả nước, thể hiện nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Hà Tĩnh: Tăng trưởng kinh tế xếp thứ nhất khu vực Bắc Trung bộ
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội taị Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ngày 6/12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết: Năm 2023, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh đề ra 29 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu. Dự kiến có 26/29 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Cụ thể: Có 26/29 chỉ tiêu tại nghị quyết của HĐND tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề ra, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 8,05%, cao so với năm 2022 (Năm 2022 đạt 2,54%), dẫn đầu trong 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, xếp thứ 15 cả nước. Năm 2023, tăng trưởng kinh tế đạt 8,05%, đứng thứ 15/63 tỉnh thành cả nước; trong đó: khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,4% (công nghiệp tăng 10%, xây dựng tăng trên 14%), khu vực nông nghiệp tăng 2,7%, khu vực dịch vụ tăng 6,5%. Quy mô nền kinh tế ước đạt gần 102.500 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 41%; nông nghiệp 14%; dịch vụ 45%.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 50.200 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch đề ra. Sản xuất công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng; chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng 8% (năm 2022 giảm 16%); nông nghiệp được mùa toàn diện. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD (vượt 20% kế hoạch). Triển khai các dự án công nghiệp trọng điểm có nhiều tín hiệu tích cực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 17.422 tỷ đồng, đạt 92% dự toán tỉnh giao. Đến nay, Hà Tĩnh hoàn thành 2/10 tiêu chí tỉnh nông thôn mới.

Hà Tĩnh: Tăng trưởng kinh tế xếp thứ nhất khu vực Bắc Trung bộ
Toàn cảnh kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 2024, Hà Tĩnh dự kiến xây dựng 28 chỉ tiêu, trong đó một số chỉ tiêu trọng tâm như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 8-8,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 51 triệu đồng/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 17.500 tỷ đồng; phấn đấu 100% huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt 0,6-1%; 98% xã, phường, thị trấn đạt cơ sở vững mạnh toàn diện...

Để đạt mục tiêu, tỉnh xác định 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm: Tập trung triển khai các nhiệm vụ lớn, trọng tâm; chú trọng thu hút đầu tư; phát triển sản xuất công nghiệp; duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; nâng cao sức cạnh tranh của du lịch, thương mại, dịch vụ; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính; phát huy đoàn kết, tạo đồng thuận trong nhân dân…

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Tăng trưởng kinh tế xếp thứ nhất khu vực Bắc Trung bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.