0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 22/11/2023 07:51 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Chuyển đổi số ở ngành điện hướng tới lợi ích khách hàng

Theo dõi KT&TD trên

Công ty Điện lực Hà Tĩnh hiện có 467.158 hộ khách hàng. Thời gian qua Điện lực Hà Tĩnh đã tích cực chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng sử dụng điện.

Hà Tĩnh: Chuyển đổi số ở ngành điện hướng tới lợi ích khách hàng
Cán bộ nhân viên Điện lực Hà Tĩnh thực hiện treo tháo công tơ bằng ứng dụng hiện trường.

Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đã, đang quyết liệt và triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc “đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia” trong giai đoạn mới. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của công cuộc chuyển đổi số trong thời đại 4.0.

Đến nay, công ty đang có 309.541 khách hàng cài đặt, đăng ký nhận tin nhắn thông báo qua zalo, chiếm hơn 70% tổng số khách hàng sử dụng điện; có 260.820 (khách hàng thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt)/311.710 (tổng số khách hàng thực hiện thanh toán), đạt tỷ lệ 83,67%.

Để đạt được kết quả trên, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã triển khai cung cấp các dịch vụ điện đa kênh, bao gồm cả cung cấp dịch vụ điện tại trung tâm hành chính công; cung cấp dịch vụ điện theo phương thức điện tử; trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Cụ thể, khách hàng trên địa bàn tỉnh có thể đăng ký các dịch vụ điện qua nhiều kênh trên nền tảng: Website, cổng dịch vụ công quốc gia, facebook, zalo, messenger, email, tổng đài chăm sóc khách hàng... Và thực hiện tất cả các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi, kể cả thanh toán chi phí, mà không cần trực tiếp đến điện lực. Đặc biệt, với việc cung cấp dịch vụ điện thông qua phương thức điện tử, khách hàng sử dụng điện được ký các hồ sơ điện tử theo phương thức nhận mật khẩu một lần (OTP) qua tin nhắn điện thoại hoặc email, nhờ đó, giúp tối đa hóa trải nghiệm tiện ích cho khách hàng.

Hiện Điện lực Hà Tĩnh cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia, bao gồm 11 dịch vụ. Cùng với đó, khi khách hàng có thắc mắc về điện, báo mất điện, yêu cầu tra cứu thông tin... có thể gọi điện đến tổng đài 19006769 hoặc website: cskh.npc.com.vn, qua zalo, app EVNNPC.CSKH của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc để được giải đáp.

Nhận thấy trong thời đại bùng nổ công nghệ số, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng cao, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã bắt kịp xu thế trong việc chăm sóc khách hàng thông qua ứng dụng EVNNPC.CSKH trên điện thoại di động. Thông qua ứng dụng này, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi.

Hà Tĩnh: Chuyển đổi số ở ngành điện hướng tới lợi ích khách hàng
Cán bộ nhân viên Điện lực thành phố Hà Tĩnh tuyên truyền đến khách hàng các tiện ích của chuyển đổi số.

Kể từ năm 2020 đến nay, Công ty Điện lực Hà Tĩnh tăng cường chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực, với mục tiêu chính là hướng tới lợi ích của khách hàng. Một trong các lĩnh vực là kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đồng thời số hóa hợp đồng mua bán điện đạt tỷ lệ 100%.

Ngoài ra, công ty còn hoàn thành việc chuẩn hóa thông tin khách hàng trên hệ thống phần mềm quản lý CMIS. Mặt khác, thông qua quá trình số hoá, đến nay khách hàng trên địa bàn tỉnh đã có thể dễ dàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt thông qua: Trích nợ tự động, SMS & mobilebanking, ví điện tử, thẻ ATM, ủy nhiệm thu - ủy nhiệm chi, VNPay, thanh toán qua website chăm sóc khách hàng EVNNPC... Điều này đã mang lại sự thuận tiện, cũng như góp phần đa dạng hóa kênh thanh toán với khách hàng sử dụng điện.

Đối với công tơ khách hàng sau trạm biến áp phân phối, đến nay Điện lực Hà Tĩnh đã triển khai lắp đặt được 427.873 công tơ điện tử trong tổng số 473.382 khách hàng mua bán điện, đạt tỷ lệ trên 89,73%. Hằng tháng đến kỳ ghi chỉ số, sản lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng được cập nhật trực tiếp trên hệ thống máy chủ của ngành điện, đảm bảo chính xác, giảm sai sót.

Hà Tĩnh: Chuyển đổi số ở ngành điện hướng tới lợi ích khách hàng
Cán bộ Điện lực huyện Can Lộc hướng dẫn khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Nói về các cách thức tra cứu thông tin về hóa đơn tiền điện, lịch cắt điện, sản lượng tiêu thụ điện hàng ngày… qua App EVNNPC.CSKH của ngành điện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Thật thuận tiện và hữu ích đối với người dân chúng tôi, khi được cung cấp và cập nhật kịp thời các thông tin này. Việc kiểm soát được dữ liệu về hóa đơn tiền điện, chỉ số công tơ, sản lượng điện tiêu thụ… sẽ giúp người dân chủ động và linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng điện, từ đó có thể cân đối, điều tiết mức độ sử dụng của gia đình, giúp hạn chế phát sinh chi phí thanh toán tiền điện hàng tháng”.

Từ những lợi ích mà công tơ điện tử mang lại cho khách hàng, Công ty Điện lực Hà Tĩnh quyết tâm hoàn thành mục tiêu lắp đặt 100% công tơ điện tử, trước năm 2025 với tất cả khách hàng mua bán điện. Theo đó, tất cả các công tơ sẽ được thay thế bằng công tơ điện tử có gắn modul kết nối với thiết bị đọc chỉ số tự động hoàn toàn (ARM) theo công nghệ RF-DCU hoặc PLC-DCU. Mục tiêu của Điện lực Hà Tĩnh là nâng tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện, không sử dụng tiền mặt đến năm 2025 đạt 96,6%, trong đó tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện bằng hình thức trích nợ tự động đạt 31%.

Ông Phạm Việt Thắng - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh nhấn mạnh: Để hoàn thành tốt hơn nữa mục tiêu chuyển đổi số, thời gian tới, Công ty Điện lực Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền, địa phương triển khai và thực hiện hiệu quả chương trình “Ngày hội chuyển đổi số” gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng điện của đơn vị; tập trung đẩy mạnh thực hiện trải nghiệm số của khách hàng và người dùng để tăng sự hài lòng cũng như sự gắn kết giữa khách hàng với công ty, khẳng định vị thế là đơn vị tiên phong, đi đầu trong công tác chuyển đổi số, góp phần mang lại thành công trong việc triển khai chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Chuyển đổi số ở ngành điện hướng tới lợi ích khách hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao và thiết lập kỷ lục mới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý cần làm gì để ứng phó với biến động của tỷ giá.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.