0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 22/05/2025 11:05 (GMT+7)

"Giấy thông hành" cho nông sản Việt vào thị trường cao cấp

Theo dõi KT&TD trên

Không chỉ giúp nông sản tìm đường vào siêu thị, tem QR còn mở ra cánh cửa minh bạch hóa chuỗi sản xuất. Nhưng để hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc phát triển bền vững, Việt Nam cần chế tài bảo vệ người làm thật.

"Giấy thông hành" cho nông sản chất lượng

"Trước kia, bưởi nhà tôi chỉ bán quanh quẩn chợ huyện. Từ khi dán tem QR, có siêu thị tìm đến tận vườn. Giá bán cũng tốt hơn nhiều" – chị Nguyễn Thị Hiền, nông dân tại Yên Sở, Hoài Đức (Hà Nội) kể.

"Giấy thông hành" cho nông sản Việt vào thị trường cao cấp- Ảnh 1.

Việc tích hợp mã QR cho phép người tiêu dùng tiếp cận toàn bộ chuỗi sản xuất, trong khi nông dân được hỗ trợ ghi nhận dữ liệu một cách chính xác, phù hợp yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Chiếc tem QR mà chị Hiền nhắc tới là một phần của hệ thống eGap.vn – nền tảng số hỗ trợ truy xuất nguồn gốc nông sản do Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp số Việt Nam (VDECA) phát triển. Với chiếc smartphone, người tiêu dùng có thể quét mã để xem toàn bộ quy trình sản xuất: từ ngày trồng, lượng phân bón, thuốc BVTV, đến khâu thu hoạch, sơ chế. Còn với chị Hiền, đây là công cụ để minh bạch hóa canh tác, đồng thời là "giấy thông hành" đưa sản phẩm của mình đến với thị trường cao cấp.

Không chỉ nông dân, một số doanh nghiệp đã chủ động tham gia mạng lưới này. Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Trường Thịnh (Bắc Giang) là một ví dụ. Đại diện công ty cho biết, từ khi đưa mã QR và nhật ký điện tử vào quản lý vùng trồng rau hữu cơ, doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng theo lô, giảm thất thoát sau thu hoạch gần 20%, đồng thời đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt của đối tác Hàn Quốc.

Hay như HTX Dược liệu Đồng Tiến (Sóc Sơn), sau khi áp dụng eGap.vn để ghi nhật ký điện tử, gắn QR và kết nối bản đồ vùng trồng, sản phẩm đã được hệ thống siêu thị nội địa tiếp nhận ổn định với mức giá cao hơn 30% so với thời điểm chưa ứng dụng.

Tính đến đầu năm 2025, nền tảng eGap.vn đã kết nối hơn 500 hợp tác xã trên cả nước, trong đó có 23 HTX tại Hà Nội. Một số nơi ghi nhận hiệu quả rõ rệt: giá lúa hữu cơ tăng gấp đôi, rau củ tăng 1,5 lần, quy mô vùng canh tác mở rộng và quan trọng nhất – người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin vào sản phẩm sạch.

Cần chế tài bảo vệ người làm thật

Tuy nhiên, thành công kể trên vẫn còn đơn lẻ. Theo các chuyên gia, rào cản lớn nhất hiện nay là cơ chế vận hành và nhận thức chưa đồng bộ. Một thực tế đáng lo ngại: Bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một mã QR "ảo" để dán lên sản phẩm, khiến tem truy xuất mất giá trị. Thiếu chế tài xử lý khiến nhiều doanh nghiệp làm thật trở nên yếu thế so với người làm giả.

"Giấy thông hành" cho nông sản Việt vào thị trường cao cấp- Ảnh 2.

Để đạt mục tiêu phát triển bền vững và mở rộng hội nhập quốc tế, nông nghiệp Việt Nam cần phải đẩy mạnh chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp số Việt Nam (VDECA) khuyến nghị: Cần tiêu chuẩn quốc gia thống nhất cho mã QR và hệ thống truy xuất nguồn gốc, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm.

Có cơ chế tài chính linh hoạt hỗ trợ HTX và doanh nghiệp nhỏ tiếp cận công nghệ truy xuất.

Tăng cường đào tạo và tập huấn, đặc biệt cho cán bộ kỹ thuật tại các địa phương để đảm bảo vận hành hiệu quả.

Chính sách khuyến khích đầu tư dài hạn vào số hóa vùng trồng, thay vì chỉ hỗ trợ theo mô hình thí điểm.

Không chỉ vậy, mô hình từng được kỳ vọng như trạm thời tiết thông minh iMetos tại HTX Đồng Phú (Chương Mỹ, Hà Nội) – được nhập khẩu, lắp đặt từ 2013 – đã phải dừng hoạt động do thiếu kinh phí bảo trì. Đây là ví dụ điển hình cho bài toán khó về duy trì hạ tầng công nghệ khi thiếu sự bảo hộ dài hạn từ chính sách.

Tại nhiều địa phương, chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn mang tính phong trào. Nhiều HTX được trang bị công nghệ nhưng thiếu đào tạo, cán bộ kỹ thuật lúng túng trong vận hành, dẫn đến "số hóa nửa vời", không hiệu quả.

Thông tư 02/2024/TT-BKHCN là một bước tiến khi đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật cho truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, giới chuyên môn nhận định cần thêm hướng dẫn cụ thể và sự phối hợp giữa các bộ ngành: Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương... để thống nhất một chuẩn truy xuất quốc gia.

Ngoài ra, cần có cơ chế tài chính linh hoạt: hỗ trợ hợp tác xã ghi chép điện tử, xây dựng bản đồ vùng trồng, thuê dịch vụ nền tảng; đi kèm với tín dụng ưu đãi và đào tạo nhân lực.

Tiến sĩ Mai Quang Vinh, Viện trưởng Viện Công nghệ Xanh cho rằng, Việt Nam không thể đạt Net Zero vào năm 2050 nếu nông nghiệp không đồng thời chuyển đổi số và xanh. Ông đề xuất cần thiết lập chế tài khuyến khích công nghệ sạch, cấp tín chỉ carbon và gắn nhãn sinh thái cho nông sản.

"Truy xuất nguồn gốc không chỉ để bán hàng. Đó là yếu tố then chốt để Việt Nam thực hiện cam kết Net Zero, kiểm soát tín chỉ carbon, hội nhập thương mại toàn cầu. Nhưng công nghệ sẽ không thể phát huy nếu thiếu chế tài bảo vệ người làm thật và một hạ tầng dữ liệu nông nghiệp thống nhất", ông Vinh nhấn mạnh.

Bạn đang đọc bài viết "Giấy thông hành" cho nông sản Việt vào thị trường cao cấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đừng tự đẩy mình vào lao lý vì chiêu “né” thuế
Chỉ nhận thanh toán tiền mặt; không xuất hóa đơn, thậm chí nâng giá bán… là những chiêu phổ biến nhiều hộ kinh doanh áp dụng nhằm che giấu doanh thu thực tế, qua đó né tránh nghĩa vụ nộp thuế. Theo cơ quan chức năng, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Cân nhắc phương án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam
Dù nhận được đề xuất tham gia của nhiều doanh nghiệp giao thông lớn, phương án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đối tác công - tư (PPP) vẫn đang được các cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm hiệu quả, tiến độ.
Chuẩn bị tăng loạt phí với xe chạy xăng: Bước đi mạnh mẽ hướng tới giao thông xanh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025, yêu cầu thành phố Hà Nội triển khai một loạt giải pháp cấp bách nhằm giảm ô nhiễm môi trường, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc điều chỉnh chính sách thu phí đối với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tin mới

Đừng tự đẩy mình vào lao lý vì chiêu “né” thuế
Chỉ nhận thanh toán tiền mặt; không xuất hóa đơn, thậm chí nâng giá bán… là những chiêu phổ biến nhiều hộ kinh doanh áp dụng nhằm che giấu doanh thu thực tế, qua đó né tránh nghĩa vụ nộp thuế. Theo cơ quan chức năng, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Tỷ giá USD hôm nay (16/7): Đồng USD tiếp đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (16/7) ghi nhận sự ổn định của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn chủ yếu đi lên hoặc không đổi so với phiên liền trước. Giá USD bán ra cao nhất đạt mức 26.397 đồng/USD. Chỉ số USD index đạt 98,64 điểm.
Cân nhắc phương án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam
Dù nhận được đề xuất tham gia của nhiều doanh nghiệp giao thông lớn, phương án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đối tác công - tư (PPP) vẫn đang được các cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm hiệu quả, tiến độ.
Chuẩn bị tăng loạt phí với xe chạy xăng: Bước đi mạnh mẽ hướng tới giao thông xanh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025, yêu cầu thành phố Hà Nội triển khai một loạt giải pháp cấp bách nhằm giảm ô nhiễm môi trường, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc điều chỉnh chính sách thu phí đối với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.