0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 04/11/2024 13:44 (GMT+7)

Giảm vốn điều lệ khi hoàn trả một phần vốn góp

Theo dõi KT&TD trên

Luật Doanh nghiệp không quy định về việc công ty hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu sau khi chủ sở hữu rút một phần vốn góp ra khỏi công ty.

Giảm vốn điều lệ khi hoàn trả một phần vốn góp
Ảnh minh họa.

Ông Trần Ngọc Hiếu (Thành phố Hồ Chí Minh) hỏi, Công ty TNHH MTV có được giảm vốn điều lệ để "hoàn trả" một phần vốn cho chủ sở hữu (mà không thực hiện chuyển nhượng vốn điều lệ) khi đã đáp ứng 2 điều kiện "hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp" và "bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu" không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Tại Khoản 5 Điều 77 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

"Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty".

Luật Doanh nghiệp không quy định việc chủ sở hữu công ty rút một phần hoặc toàn bộ vốn góp (bằng chuyển nhượng hoặc hình thức khác) làm giảm vốn điều lệ công ty.

Tại Điểm a Khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp quy định:

"3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty".

Theo quy định này, việc công ty hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty sẽ dẫn tới giảm vốn điều lệ. Luật Doanh nghiệp không quy định về việc công ty hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu sau khi chủ sở hữu rút một phần vốn góp ra khỏi công ty.

Bạn đang đọc bài viết Giảm vốn điều lệ khi hoàn trả một phần vốn góp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng
Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ nét hơn.
Gần 100 triệu cổ phiếu MZG của Công ty cổ phần Miza sắp lên sàn UPCoM
Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ra quyết định về việc chấp thuận gần 100 triệu cổ phiếu MZG của Công ty cổ phần Miza được đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch của cổ phiếu MZG lên tới gần 1.000 tỷ đồng.

Tin mới

Từ ngày 1/12 Cửa Lò chính thức sáp nhập vào TP. Vinh
Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện riêng biệt mà sẽ sáp nhập vào Thành phố Vinh. Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, động thái này giúp mở rộng Thành phố Vinh và trở thành đô thị biển của Nghệ An.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Hóa phẩm Dầu khí DMC – Miền Bắc
Ngày 31/10/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1187/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Hóa phẩm Dầu khí (Công ty), địa chỉ: Thôn Tế Xuyên, Xã Đình Nguyên, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
Bộ Xây dựng: Bất động sản tăng giá có tính cục bộ ở một số phân khúc
Trong quý III/2024, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Hiện tượng tăng giá có tính cục bộ, xảy ra ở một số khu vực, một số loại hình, một số phân khúc bất động sản dẫn đến tác động làm tăng giá chung.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.