0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 01/06/2023 15:56 (GMT+7)

Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, vượt mốc 22.000 đồng/lít

Theo dõi KT&TD trên

Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 1/6, giá xăng E5 RON 92 tăng 390 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 520 đồng/lít.

Chiều 1/6, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h.

Theo đó, cơ quan điều hành quyết định tăng thêm 390 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92, trong khi đó xăng RON 95 tăng 520 đồng/lít. Sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 20.870 đồng/lít và xăng RON 95 là 22.010 đồng/lít.

Trong khi đó, giá dầu được điều chỉnh giảm nhẹ trong đợt điều hành này. Cụ thể, giá dầu diesel giảm 10 đồng, còn 17.950 đồng/lít.

Như vậy, xăng có lần thứ hai tăng giá liên tiếp. Tính từ đầu năm, giá các nhiên liệu đã trải qua 16 lần điều chỉnh, trong đó có 9 lần tăng, 6 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, vượt mốc 22.000 đồng/lít - Ảnh 1
Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, vượt mốc 22.000 đồng/lít.

Hiện số dư quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối vẫn ghi nhận mức dương lớn. Trong đó, tính đến ngày 22/5, Petrolimex ghi nhận dương quỹ 2.908 tỷ đồng; PVOil âm 139 tỷ đồng; Saigon Petro dương 324 tỷ đồng; trong khi Petimex dương 441 tỷ đồng...

Tại phiên thảo luận Quốc hội về kinh tế - xã hội sáng 1/6, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho biết có ý kiến đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu để đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường, không bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, công khai, minh bạch, dự đoán được sự biến động giá thế giới.

Theo đại biểu, cử tri đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của quỹ này. "Cử tri cũng cho rằng Nhà nước chỉ nên can thiệp khi có những biến động lớn về giá có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh bằng các công cụ chính sách để bình ổn thị trường như thuế và dự trữ quốc gia", đại biểu nói.

Trước đó, sau khi giá xăng giảm sốc phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày 11/5, cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã có đơn gửi Thủ tướng yêu cầu sớm ban hành Nghị định về xăng dầu. Nhóm này cho biết hầu hết doanh nghiệp đang rơi vào cảnh thua lỗ nghiêm trọng, việc kinh doanh bấp bênh kéo dài vì những bất cập tại Nghị định 95/2021.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, vượt mốc 22.000 đồng/lít. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...