Giá xăng dầu hôm nay 20/5: Đảo chiều sụt giảm
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 20/5/2024. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 20/5.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 20/5
Ghi nhận trên Oilprice rạng sáng ngày 20/5/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 79,87 USD/thùng, giảm 0,24% (tương đương giảm 0,19 USD/thùng).
Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 83,93 USD/thùng, giảm 0,12% (tương đương giảm 0,10 USD/thùng).
Tuần trước, giá dầu ghi nhận tuần tăng với dầu Brent tăng hơn 1%, dầu WTI tăng hơn 2%. Giá dầu được hỗ trợ bởi dữ liệu sản lượng công nghiệp của Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (PCI) của Mỹ trong tháng 4.
Hơn nữa, OPEC giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng nhu cầu thế giới tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm nay và tăng 1,85 triệu thùng/ngày năm 2025 thì Cơ quan Năng lượng quốc tế cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày trong năm 2024, giảm 140.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Giá xăng dầu trong nước 20/5
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 18/5/2024 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 16/5 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Cụ thể, cơ quan quản lý quyết định giảm 510 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92, xuống còn 22.110 đồng/lít; giảm 410 đồng/lít đối với xăng RON 95, xuống còn 23.130 đồng/lít. Như vậy, mặt hàng xăng trong nước đã có phiên giảm giá thứ hai liên tiếp sau khi áp sát mức 25.000 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 30 đồng/lít, lên 19.870 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 200 đồng/lít, lên 19.900 đồng/lít; giá dầu mazut giảm 90 đồng/kg, xuống 17.410 đồng/kg.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá xăng có 11 lần tăng, 8 lần giảm. Mặt hàng dầu có 10 lần tăng, 9 lần giảm. Tổng cộng, hiện mỗi lít xăng RON 95-III đắt thêm khoảng 1.220 đồng, dầu diesel là 510 đồng so với đầu tháng 1.
Giá xăng dầu bán lẻ theo bảng giá công bố của Petrolimex tại vùng 1 và vùng 2 (46 tỉnh thành đang áp dụng) như sau:
Theo lý giải của Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong nước có sự thay đổi như trên do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm xuống, đồng đô-la Mỹ yếu đi thúc đẩy nhu cầu dầu tăng lên, OPEC+ dự kiến họp về chính sách dầu mỏ vào đầu tháng 6/2024, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen nhưng xu hướng giảm là chủ yếu.
Liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu mazut.
Hà My