Giá tiêu hôm nay 31/8: Điều chỉnh tăng đồng loạt trước kỳ nghỉ lễ
Giá tiêu tại thị trường trong nước được điều chỉnh tăng đồng loạt trước kỳ nghỉ lễ, lên khoảng 69.000 - 72.500 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu đồng loạt tăng 500 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước, hiện được niêm yết trong khoảng 69.000 - 72.500 đồng/kg.
Cụ thể, mức giá được ghi nhận tại Gia Lai và Đồng Nai lần lượt là 69.000 đồng/kg và 70.000 đồng/kg.
Sau khi được điều chỉnh, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang có cùng mức giá thu mua hồ tiêu là 70.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt tăng lên mức 71.500 đồng/kg và 72.500 đồng/kg.
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 30/8 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 29/8 như sau: Tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 4.349 USD/tấn, tăng 0,14%; Tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi; Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Trong khi đó, Tiêu trắng Muntok ở mức 6.583 USD/tấn, tăng 0,15%; Tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Theo The Hindu, canh tác hữu cơ mang lại lợi nhuận dồi dào cho Vanchivayal ở Idukki. Cụ thể, một khu định cư của bộ lạc bao gồm 73 gia đình thuộc cộng đồng Oorali đã giành được giải thưởng làng bộ lạc hữu cơ tốt thứ hai ở bang Kerala, Ấn Độ.
Một quan chức cấp cao của Bộ Lâm nghiệp cho biết: “Trước đó, người dân các bộ lạc trong khu bảo tồn rất khó tìm được mức giá và thị trường tốt hơn cho sản phẩm của họ. Họ từng bán sản phẩm của mình cho một thị trấn gần đó ở làng Vandiperiyar và bị những người trung gian sẽ “bóc lột”.
Để tìm ra giải pháp cho vấn đề này, phó giám đốc Dự án Tiger lúc bấy giờ là Pramod G. Krishnan đã tập hợp một nhóm để thành lập EDC cho Vanchivayal.
Sau đó, một thị trường nước ngoài đã được mở ra thông qua EDC cho mặt hàng hạt tiêu của Vachivayal, mang lại thu nhập và thị trường phù hợp cho người dân trong bộ lạc.
Bột sắn, chuối và hạt tiêu là những nông sản chính từ khi định cư cho đến năm 2001. Song, nông dân chuyển sang trồng bạch đậu khấu do không có thị trường và kế hoạch khai thác phù hợp.
Cục Lâm nghiệp tiết lộ rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón cho bạch đậu khấu bên trong khu bảo tồn hổ đã gây ra các vấn đề sinh thái và khuyến nghị nông dân bộ lạc chuyển sang trồng tiêu hữu cơ”.
Trung Anh (t/h)