0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 12/10/2024 08:32 (GMT+7)

Giá điện bán lẻ bình quân tăng lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10

Theo dõi KT&TD trên

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên hơn 2.103 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8% so với mức giá hiện hành.

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân được quyết định điều chỉnh tăng thêm 4,8% (là mức điều chỉnh tăng thuộc thẩm quyền của EVN). Như vậy, giá điện tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

Vậy với mức tăng 4,8% thì chi phí tiền điện của các đối tượng khách hàng sẽ thay đổi ra sao? Theo tính toán của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, mức tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% làm cho chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng thêm 0,04%. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện lần này tác động đến các đối tượng khách hàng khác nhau, phụ thuộc vào mức tiêu thụ và hành vi sử dụng điện của từng nhóm.

Giá điện bán lẻ bình quân tăng lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10.  
Giá điện bán lẻ bình quân tăng lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10.

Cụ thể, với nhóm khách hàng ngoài sinh hoạt (kinh doanh dịch vụ, sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp) mỗi tháng sẽ phải chi trả tăng thêm từ 91.000 đồng/tháng đến 499.000 đồng/tháng, tuỳ từng đối tượng sử dụng.

Trong khi đó, với nhóm khách hàng sinh hoạt, tỉ lệ sử dụng điện sinh hoạt hiện nay được phân chia theo các bậc thang tiêu thụ, từ thấp đến cao theo 6 bậc. Trong đó, bậc 1 với mức giá điện hiện nay là 1.806 đồng/kWh sẽ tăng lên mức 1.893 đồng/kWh (tiền điện phải trả tăng thêm là 4.350 đồng/kWh); bậc 2, mức giá điện hiện hành là 1.866 đồng/kWh, sau khi tăng thêm có giá là 1.956 đồng/kWh (tiền điện phải trả tăng thêm là 8.850 đồng/kWh); bậc 3, có mức giá là 2.167 đồng/kWh, sẽ tăng lên mức 2.271 đồng/kWh (tiền điện phải trả tăng thêm là 19.250 đồng/kWh)… bậc 6, hiện giá bán lẻ điện bình quân là 3.151 đồng/kWh, mức giá mới sẽ là 3.302 đồng/kWh (tiền điện phải trả tăng thêm là 62.150 đồng/kWh).

Căn cứ mức giá điện bán lẻ mới được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa ra có thể thấy, đối với khách hàng sử dụng điện ở mức từ 200 kWh/tháng sẽ phải chịu mức tăng đáng kể. Thực tế với mức tiêu thụ này, nhiều người sẽ phải gánh thêm một số tiền lớn hàng tháng cho chi phí sử dụng điện. Trong khi đó, mức giá tiêu dùng thời gian quan cũng đã tăng cao, đặc biệt là kể từ sau cơn bão số 3.

Cũng theo EVN, tổng số khách hàng sinh hoạt sử dụng điện từ 200 kWh/tháng trở xuống là 17,41 triệu hộ, tương ứng với 61,35% tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt. Theo tính toán, tiền điện tăng thêm bình quân của mỗi hộ tiêu thụ từ 200 kWh/tháng trở xuống là 13.800 đồng/hộ.

Mới đây, Bộ Công thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN. Đây là kết quả của Đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện của các Bộ, cơ quan, hiệp hội có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 trên 528.604 tỷ đồng, gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành, tăng 35.338,94 tỷ đồng (tương ứng tăng 7,16%) so với năm 2022.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Giá điện bán lẻ bình quân tăng lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Săn sale mùa nóng: Mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm chưa từng có
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, và cũng là lúc các thương hiệu tung ra những đợt giảm giá hấp dẫn để kích cầu mua sắm mùa hè. Đây chính là thời điểm vàng để những "thợ săn sale" chuyên nghiệp trổ tài của mình. Nhưng làm sao để săn được những món hời thực sự trong rừng khuyến mãi đầy mê hoặc?
Mua sắm online: Làn sóng mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao, mọi thứ đều có thể được đặt mua chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Trà đặc sản, cảm xúc riêng: Khi Phê La lắng nghe từng “Đồng Chill”
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà, mà là hành trình khám phá và nâng tầm nông sản Việt. Với sự kết hợp giữa trà đặc sản và trải nghiệm cá nhân hóa, Phê La mang đến những tách trà đậm chất bản địa, lắng nghe từng cảm xúc, tạo nên một không gian thưởng thức đầy khác biệt.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.