Bộ Công thương khẳng định, giá điện được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên hơn 2.103 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8% so với mức giá hiện hành.
Theo đại diện EVN, với mức tăng 4,8%, hiện cả nước có trên 17,4 triệu hộ khách hàng sử dụng dưới 200kWh/ tháng, sẽ làm chi phí mỗi hộ tăng thêm 13.800 đồng/tháng.
Mới đây, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp. Trước đó EVN đã tăng 2 lần giá điện liên tiếp trong năm 2023.
Theo lãnh đạo EVN, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần (tăng 3% vào ngày 4-5 và tăng 4,5% vào ngày 9-11). Tuy nhiên các lần tăng này vẫn không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện nên EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp.
MBS ước tính, đợt tăng giá điện sẽ giúp EVN có thêm 26.000 tỷ đồng, phần nào làm giảm đi những áp lực tài chính cho EVN, tuy nhiên, đây vẫn là mức chưa đủ giúp cho doanh nghiệp có lãi.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) đánh giá đợt tăng giá điện sẽ làm giảm đi những áp lực tài chính cho EVN và ảnh hưởng tích cực lên chuỗi giá trị ngành điện. Theo đó, nhóm nhiệt điện sẽ hưởng lợi lớn nhất, theo sau là nhóm xây lắp trong các năm tới
Theo Quyết định 1416 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ ngày 9/11, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng từ 1.920,37 đồng lên mức giá mới là 2.006,79 đồng/KWh (chưa bao gồm thuế GTGT) - tăng 4,5%.
Với việc tăng 4,5% giá bán lẻ điện bán lẻ sẽ giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỷ đồng từ nay tới cuối năm, điều này cũng giúp Tập đoàn giảm một phần khó khăn của năm 2023.
Khi đầu tư để thực hiện hoạt động cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, giá điện bán ra có thể lên đến 7.000 đồng/KW. Mặc dù vậy, hiện nay EVN chỉ bán với mức giá từ 1.900 đồng/KW.
Bộ Công Thương đã nghiên cứu và dự thảo quy định rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện xuống còn 3 tháng/lần. Tuy nhiên, nếu cứ 3 tháng lại điều chỉnh giá điện một lần, thì người dân, doanh nghiệp (DN) liệu có thích ứng kịp?
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/8, Bộ Công Thương trả lời câu hỏi của báo chí đối với đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng khi dự thảo sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.
Theo dự thảo mới nhất của Bộ Công thương, biểu giá bán lẻ điện dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) khoảng 3.457 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
CTCP Chứng khoán Mirae Assetcho rằng thời gian tới, một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, luyện kim (thép), giấy.
"Trong năm 2023, giá bán lẻ điện có thể tăng từ 5-7%, do giá than tăng rất cao, ảnh hưởng đến cân đối tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)"- TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia dự báo.