0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 07/07/2025 06:57 (GMT+7)

Gấp rút điều chỉnh quy hoạch đất sau sáp nhập

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong giai đoạn tới, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Gấp rút điều chỉnh quy hoạch đất sau sáp nhập- Ảnh 1.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất. (Ảnh: Tạ Hải).

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030. Báo cáo phải nêu rõ căn cứ pháp lý, cơ sở lập đề xuất; kèm theo số liệu, bản đồ, tài liệu liên quan, thể hiện rõ định hướng phát triển của địa phương trong tình hình mới.

Bộ cũng lưu ý các địa phương tổng hợp đầy đủ danh mục các công trình, dự án trọng điểm có sử dụng đất; diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, cần đánh giá rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai quy hoạch sử dụng đất và đề xuất giải pháp phù hợp...

Đề xuất điều chỉnh, bổ sung, địa phương gửi báo cáo trước ngày 20/7/2025 về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý đất đai).

Hoàn thiện kiểm kê đất đai sau sáp nhập

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng có văn bản (3947/BNNMT-QLĐĐ) gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo đó, Bộ đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp xã để phục vụ việc tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Kết quả xác định địa giới hành chính phải được gửi về Bộ trước ngày 10/7/2025.

Đặc biệt, Bộ yêu cầu các địa phương chỉ đạo quyết liệt công tác tổng hợp, hoàn thiện kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã và cấp tỉnh.

Bộ cũng nhấn mạnh, quá trình triển khai cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và chính xác trong toàn hệ thống, nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và biến động đất đai giữa 2 lần kiểm kê. Thống kê, kiểm kê đất đai trên nguyên tắc trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời, phản ánh đầy đủ hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất đai.

Bạn đang đọc bài viết Gấp rút điều chỉnh quy hoạch đất sau sáp nhập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những chính sách chú ý về đất đai sau sáp nhập tỉnh, thành
Các thủ tục được phân cấp trong cấp xã gồm nhiều nội dung thiết thực, ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi và nhu cầu hàng ngày của người dân. Trong đó, một số quy định mới liên quan cấp sổ đỏ, được áp dụng ngay sau khi sáp nhập tỉnh, thành.
Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Tin mới

Đầu tư thông minh: Biến rủi ro thành cơ hội
Trong thế giới đầu tư đầy biến động, khả năng nhận diện và chuyển hóa rủi ro thành cơ hội đã trở thành yếu tố phân biệt giữa các nhà đầu tư thành công và những người chỉ đơn thuần may mắn.
Dòng vốn FDI và cơ hội cho nhà đầu tư trong nước
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng hội nhập sâu rộng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một yếu tố quan trọng định hình cảnh quan đầu tư của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Thị trường ô tô Việt Nam dư thừa nguồn cung
Thị trường ô tô Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng. Trong 5 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng ô tô sản xuất trong nước đạt gần 190.000 chiếc, tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt để đạt tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Thủ tướng vừa ban hành công điện chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và hướng đến mức hai con số.