0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 04/08/2023 07:55 (GMT+7)

Gần 10 nghìn vụ vi phạm hải quan trong 7 tháng đầu năm

Theo dõi KT&TD trên

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, cho biết trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 9.816 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 4.169,8 tỷ đồng.

Gần 10 ngàn vụ vi phạm pháp luật hải quan trong 7 tháng đầu năm
Các đơn vị Hải quan đẩy mạnh kiểm soát chặt các mặt hàng rủi ro cao. Ảnh: HQHT

Không phát sinh điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại

Theo Tổng cục Hải quan, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) trong tháng không phát sinh điểm nóng về buôn lậu, GLTM và hàng giả.

Các địa bàn phát sinh các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa có số vụ việc, trị giá tang vật lớn như Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nam Ninh, Quảng Bình, Long An...., tập trung vào một số hành vi như: không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, ma túy, động vật hoang dã, tiền tệ qua biên giới nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Tình hình hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy vẫn diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng, nhất là tại các cửa khẩu biên giới đường hàng không, đường bộ, ... Các đối tượng lợi dụng loại hình này để vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới về Việt Nam và chuyển tiếp đi các nước khác tiêu thụ. Thủ đoạn cất giấu tinh vi, thường ngụy trang ma túy trong các gói kẹo, thực phẩm chức năng, thức ăn chó mèo, mỹ phẩm... Trong đó, xuất hiện phương thức mới các chất ma túy từ các nước quá cảnh đi Lào.

Trước tình hình trên, với vai trò Cơ quan tham mưu, giúp việc cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, cảnh báo cho các Cục Hải quan tỉnh thành phố, hướng dẫn thực hiện công tác chống buôn lậu, GLTM, như: Tăng cường sử dụng máy phát hiện ma túy; Triển khai thông báo kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia tại Công văn số 59/BTC-BCĐ ngày 16/6/2023...

Thực hiện vai trò tích cực của cơ quan tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Bộ Tài chính trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT); chống tài trợ, phòng chống khủng bố, Tổng cục Hải quan đã thực hiện các nhiệm vụ của Tổ giúp việc Ban chỉ đạo PCRT quốc gia, Tổ giúp việc sau đánh giá đa phương APG, Nhóm đánh giá rủi ro quốc gia về PCRT trong việc tổng hợp số liệu, báo cáo, tham gia ý kiến, đánh giá rủi ro của Ngành Hải quan liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ, phòng, chống khủng bố.

Khởi tố 21 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan

Thống kế của Tổng cục Hải quan, cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2023 (từ 16/12/2022 đến 15/7/2023), toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 9.816 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 4.169,8 tỷ đồng.

Cơ quan Hải quan cũng đã khởi tố 21 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 69 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước: 331 tỷ đồng.

Tính riêng trong tháng 7 (từ 16/6-15/7/2023), toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 1.748 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.495 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 03 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 10 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước: 16,2 tỷ đồng.

Đối với công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý, thống kê cho thấy, trong tháng 7 (từ 16/6-15/7/2023), ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ: 27 vụ/30 đối tượng, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 06 vụ, đồng chủ trì 01 vụ. Tang vật thu được gồm khoảng: 01kg thuốc phiện 11,1kg heroin; 36,4kg ketamin và 2.000 viên ketamin; 3,2kg ma tuý tổng hợp; 9,5 gram ma tuý khác.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023 (từ 16/12/2022 đến 15/7/2023), ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ: 167 vụ/178 đối tượng, trong đó Cơ quan Hải quan chủ trì 77 vụ. Tang vật thu được gồm: 2,351 kg thuốc phiện; 71,3kg cần sa; 81,3kg heroin; 321,3 kg cocain; 179kg ketamin và 14.452 viên ketamin; 538,9 kg ma tuý tổng hợp và 224 viên ma túy tổng hợp; 2.393g ma tuý khác và 990 viên ma tuý khác (dạng viên).

Đại diện Tổng cục Hải quan, cho rằng: lực lượng chống buôn lậu sẽ tiếp tục làm tốt công tác điều tra cơ bản cũng như đánh giá, xác định được những tuyến hàng, tuyến đường, những mặt hàng trọng điểm, từ đó đưa vào quản lý rủi ro để đánh giá và kết hợp với sự chia sẻ thông tin của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, kịp thời phát hiện những vụ việc vi phạm.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Gần 10 nghìn vụ vi phạm hải quan trong 7 tháng đầu năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

5 Tiệm bánh Trung thu nức tiếng Hà thành
Dù bánh Trung thu hiện đại với muôn vàn hương vị mới lạ ngày càng phổ biến, những thương hiệu bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn giữ vững vị thế, thu hút đông đảo thực khách mỗi độ thu về.
Uống trà xanh như thế nào để có sức khỏe tốt?
Trà xanh là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó cũng có thể gây hại.
Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.