0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 21/05/2024 13:38 (GMT+7)

Điều thú vị về thức uống phổ biến thứ 2 thế giới

Theo dõi KT&TD trên

Hơn 5 nghìn năm lịch sử phát triển, ngành chè thế giới đã đóng góp những giá trị không nhỏ cho nền kinh tế-xã hội thế giới. Những ý nghĩa lịch sử lâu đời, nền văn hóa trà sâu sắc gắn liền với đời sống và như một thứ không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Cây chè có tên khoa học là Cemellia Senensis - loại thực vật tạo ra loại thức uống có số lượng người dùng nhiều thứ 2 trên thế giới (sau nước lọc).Nói về cây chè có vô vàn kiến thức xoay quanh như giống chè, loại chè, nguồn gốc, nơi phân bố, sản lượng, công dụng, bài thuốc…

Điều thú vị về thức uống phổ biến thứ 2 thế giới - Ảnh 1

Quay ngược thời gian, các tư liệu sử học đầu tiên ghi nhận người Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng Trà từ hàng ngàn năm trước. Trong cuốn Trà Kinh của Lục Vũ – Trà thánh đời nhà Đường, có chép nguồn gốc của Trà là từ xa xưa Thần Nông, một trong Tam Hoàng, người dạy con người cách trồng trọt, làm thuốc chữa bệnh. Trong một lần ông đi thử cỏ mới thì bị sập, may mà lúc đấy vớ được một loại lá thơm, có vị chát và nó giúp ông giải độc, loại lá đó chính là lá Trà. Câu chuyện nghe thì vô lý nhưng nó chứng minh được một điều, từ xa xưa người Trung Quốc đã biết lá Trà có tác dụng thanh nhiệt giải độc và sử dụng chúng như một loại thuốc bổ.

Theo các nhà Sử học, trà được người Trung Quốc biết đến vào đầu thời nhà Chu, vua nước Ba (Tứ Xuyên) cống nạp cho vua Chu bách thảo, trong đó có lá trà. Tương truyền thời Xuân Thu, Lão Tử khi tiếp xúc với trà cũng thốt lên rằng đây là thứ chất lỏng quý như ngọc, để rồi sau đó ông quên đi mọi phiền muộn mà viết nên quyển “Đạo Đức Kinh”. Nhưng có một sự thật là ban đầu người Trung Quốc không dùng trà như một thức uống mà dùng để nấu ăn hoặc dùng để sắc làm thuốc. Lá trà ban đầu cũng rất hiếm vì khi đó rất ít vùng ở Trung Quốc có thể trồng được loại cây này (để trồng trà cần điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết rất riêng biệt). Vùng đất Ba Thục (Tứ Xuyên) được ghi nhận là nơi đầu tiên phát hiện ra trà ở Trung Quốc, và cũng là nơi duy nhất cung cấp trà cho cả vùng Hoa Hạ thời kì đó.

Đến đời Hán, người ta đã biết cách luộc lá trà để lấy nước uống và nó nhanh chóng trở thành một món yêu thích của vua và quý tộc tuy vẫn chưa được coi là một loại đồ uống như bình thường rượu. Tương truyền, Hán Tuyên Đế thời Tây Hán là một người cực kì mê trà, nhưng ông ta lại không thích vị đắng của nó, nên đã trồng riêng tại đỉnh núi Mông Sơn (Thành Đô, Tứ Xuyên) một loại trà chỉ có vị ngọt, người đời thường gọi loại trà đó là Mông Đỉnh Cam Lộ phục vụ riêng cho Hoàng Đế. Và cho đến nay, đây vẫn là một giống trà quý của Trung Quốc.

Sau thời nhà Hán, Trung Quốc rơi vào thời kỳ nội chiến liên miên (thời Tam Quốc, Nam – Bắc triều), sự phát triển của trà bị ảnh hưởng và phải đến thời kì thống nhất dưới nhà Tùy – Đường, trà mới được trở lại. Trà trở thành thứ thức uống phổ biến bắt đầu ở thời nhà Đường vào thế kỉ thứ 6. Thời kì này người ta biết cách xử lí trà bằng cách nấu lên và đóng thành bánh, khi sử dụng cần nghiền thành bột và đun với nước sôi, đây chính là Mạt Trà hay còn gọi là Matcha. Cách làm này giúp trà để được lâu hơn, qua đó giúp cho việc lưu thông và sử dụng trở nên rộng rãi hơn. Sự thịnh vượng và sức ảnh hưởng của nhà Đường bắt đầu cho sự trao đổi của trà, qua đó biến nó thành một thứ hàng hóa thương mại tuy chỉ ở quy mô nhỏ.

Điều thú vị về thức uống phổ biến thứ 2 thế giới - Ảnh 2

Đến cuối thời Đường, đầu đời Tống, Mạt trà nhường chỗ cho trà khô, qua đó thay đổi hoàn toàn cách uống trà và văn hóa thưởng Trà của người Trung Quốc, người ta không còn dùng bột trà hòa vào nước nữa, mà dùng lá trà khô trần qua nước sôi, cách uống trà này tồn tại cho đến ngày nay. Mạt trà tuy tàn lụi ở Trung Quốc nhưng được nhà sư người Nhật là Eisen mang sang Nhật Bản từ đó hình thành nên văn hóa Trà đạo của người Nhật. Quay lại Trung Quốc, nhà Tống được coi là triều đại đỉnh cao của Nho học Trung Hoa nên sự gắn kết của trà với Nho giáo ngày càng lớn hơn, sức ảnh hưởng của Nho giáo khiến mọi tầng lớp đều uống Trà, tính đại chúng của trà ngày càng rộng hơn. Và một trong những nguyên nhân là lượng cung cấp trà được nâng cao khi nước Đại Lý thay thế cho Nam Chiếu ở vùng Vân Nam và cung cấp một lượng lớn Trà cho Nhà Tống. Thị trường trà bị rối loạn không nhỏ trong cuộc chinh phạt của người Mông Cổ vào thế kỉ 13, tuy nhiên khi nhà Nguyên của người Mông Cổ lên nắm quyền thì nước Đại Lý vẫn được giữ lãnh địa và được cung cấp trà như cũ. Tuy rằng trà có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa và tôn giáo trong giai đoạn này, nhưng phải đến thế kỉ sau đó, trà mới thực sự thể hiện quyền lực của mình.

Khi nhà Minh lật đổ nhà Nguyên vào thế kỉ 14, họ cũng chiếm luôn nước Đại Lý, qua đó trở thành quốc gia độc quyền trà. Cùng với đồ gốm và lụa, trà trở thành một trong hàng hóa thương mại quan trọng đem lại sự thịnh vượng cho nhà Minh.

Sự kiện mang tính bước ngoạt diễn ra vào khoảng đầu thế kỉ 17, một con tàu của công ty Đông Ấn Hà Lan mang theo một lượng lớn trà từ Trung Quốc cập cảng Amsterdam, và lần đầu tiên người châu Âu được tiếp xúc với thứ nguyện liệu được dùng làm đồ uống mà họ chỉ được nghe qua lời kể của những nhà thám hiểm như Marco Polo, Ramusio. Rất nhanh chóng, cái thứ nước đắng đắng chát chát này chinh phục giới quý tộc ở châu Âu cũng vì thề mà các nước châu Âu đổ xô đi buôn trà.

Trà du nhập vào Anh qua đường buôn lậu từ Amsterdam, trà được bày bán ở các cửa hàng cà phê ở London. Tuy nhiên trà trở nên phổ biến ở Anh là nhờ quận chúa người Bồ Đào Nha, Catherine of Braganza, một người rất mê trà, bà chính là hôn thê của vua Charles II nước Anh, từ cái lúc bà mang trà đến Hoàng gia, giới quý tộc Anh nhanh chóng bị trà mê hoặc và từ đó một làn sóng uống trà lan khắp nước Anh, người dân Anh cực kì yêu thích thứ đồ uống này, thậm chí còn tạo nên một nét văn hóa uống trà lúc chiều của người Anh ngày nay. Với sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Đế quốc Anh giúp trà được biết đến khắp thế giới, từ những thành phố ở châu Âu cho đến Ấn Độ và thuộc địa ở Bắc Mỹ. Vào thời gian này trà có giá đắt gấp 10 lần Cà phê, do sự độc quyền của Trung Quốc trong việc sản xuất và xuất khẩu trà. Người Anh đến thế kỉ 19 còn chế tạo nên những con tàu Clipper (cải tiến trên mẫu tàu của người Mỹ) với vận tốc nhanh nhất vào thời đó (tối đa 22 hải lý/ giờ) để có thể chở trà từ Trung Quốc đến châu Âu trong thời gian nhanh nhất để tối đa lợi nhuận.

Với hơn 5 nghìn năm lịch sử, trà đã có chỗ đứng vững chắc, mang trong mình những giá trị văn hóa lâu đời mà ít ngành nào có được. Ngày Chè Thế Giới 21/5 là cơ hội để những người yêu trà, người trẻ và tất cả mọi người trên thế giới biết đến và tôn vinh nền văn hóa lâu đời này.

Hơn 5 nghìn năm lịch sử phát triển, ngành chè thế giới đã đóng góp những giá trị không nhỏ cho nền kinh tế-xã hội thế giới. Những ý nghĩa lịch sử lâu đời, nền văn hóa trà sâu sắc gắn liền với đời sống và như một thứ không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Trà là thức uống lâu đời, tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới chỉ sau nước. Triển vọng ngành trà ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế cùng nhiều lợi ích và các giá trị thực tế mà ngành chè mang lại.

Tại Việt Nam, cây chè (trà) đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định. Chè là mặt hàng Việt Nam có trữ lượng Top 5 thế giới. Năm 2023, xuất khẩu chè Việt Nam đạt 121.000 tấn, trị giá 211 triệu USD. Hai tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Ngành chè đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống người dân miền núi, giúp họ xóa nghèo, cải thiện được kinh tế gia đình và cả góp phần to lớn trong việc cải thiện kinh tế ở nhiều địa phương.

Theo đánh giá của Hiệp hội chè Việt Nam, những năm gần đây, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ trung ương đến địa phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt đã có nhiều giải pháp đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho những kết quả khả quan.

Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu thụ tại nhiều thị trường trong và ngoài nước. Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược...

Bạn đang đọc bài viết Điều thú vị về thức uống phổ biến thứ 2 thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.
Mocktail: Linh hồn của những bữa tiệc không cồn
Đồ uống luôn đóng vai trò quan trọng, giúp kết nối mọi người và nâng cao không khí vui tươi. Nhưng không phải ai cũng thích hoặc có thể sử dụng đồ uống có cồn. Đó là lý do Mocktail - cocktail không cồn ra đời và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” trong các buổi tiệc hiện đại.
Giai điệu mới cho câu chuyện nông sản Việt
"Giải cứu nông sản" - cụm từ từng gây nhức nhối, ám ảnh bao người nay đã dần được thay thế bằng "tự hào nông sản Việt". Đâu là bí quyết cho sự thay đổi ngoạn mục này? Câu trả lời nằm ở chính những nỗ lực phi thường của các doanh nghiệp Việt, cùng sự hỗ trợ đắc lực từ nền tảng TikTok.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.