0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 04/07/2024 13:58 (GMT+7)

Điện năng lượng tái tạo chính thức được mua bán trực tiếp không cần qua EVN

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 3/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Theo Nghị định này, việc mua bán điện sẽ được thực hiện theo 2 hình thức gồm qua đường dây kết nối riêng và lưới quốc gia (tức qua EVN).

Cụ thể, mua bán điện qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn.

Với hình thức này, Nghị định quy định đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn thực hiện mua bán điện trực tiếp thông qua Đường dây kết nối riêng theo các nguyên tắc được quy định.

Điện năng lượng tái tạo chính thức được mua bán trực tiếp không cần qua EVN - Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sẽ gồm: Điện mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu và hệ thống điện mặt trời mái nhà. Các dự án này không giới hạn về công suất nhưng phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hoặc được miễn trừ giấy phép theo quy định.

Khách hàng sử dụng điện lớn sẽ là tổ chức, cá nhân mua điện với sản lượng tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh/tháng trở lên.

Giá bán điện trực tiếp được mua qua đường dây riêng do hai bên tự thoả thuận với nhau. Với phần điện dư thừa, bên phát điện có thể bán lại cho EVN qua hợp đồng mua bán, quy định về công suất, sản lượng, giá.

Còn bên mua điện, ngoài mua trực tiếp từ bên phát năng lượng tái tạo, họ được mua bán điện với Tổng công ty Điện lực, hoặc đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực.

Về hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Nghị định cũng quy định rõ việc bán điện của đơn vị phát điện năng lượng tái tạo qua thị trường điện giao ngay và việc mua bán điện với Tổng công ty điện lực.

Theo quy định, giá thị trường điện giao ngay là giá thị trường điện toàn phần được hình thành theo từng chu kỳ giao dịch của thị trường điện giao ngay và được xác định bằng tổng của giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường. Trong đó, giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường được xác định theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.

Theo khảo sát từ các tổng công ty điện lực, hiện nay, khách hàng lớn sử dụng điện từ 200.000 kWh trở lên có hơn 7.700 khách hàng, chiếm 36,5% tổng điện năng.

Đơn vị bán lẻ điện tại khu công nghiệp, kinh tế, chế xuất phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện, có sản lượng mua từ 200.000 kWh một tháng trở lên, đấu nối cấp điện áp từ 22 kV.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) từng nhiều lần được các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đề nghị sớm thí điểm, bởi họ cho rằng chính sách này sẽ tác động tích cực vào cạnh tranh ngành năng lượng.

Dự thảo thí điểm DPPA từng được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến cách đây gần ba năm, với công suất thí điểm ban đầu 1.000 MW. Thời điểm đó, nhiều tập đoàn lớn như Samsung đề xuất được tham gia.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Điện năng lượng tái tạo chính thức được mua bán trực tiếp không cần qua EVN. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.