0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 17/07/2023 17:44 (GMT+7)

Dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội diễn biến phức tạp

Theo dõi KT&TD trên

Trong 1 tuần qua, số mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng gần 2 lần so với tuần trước đó. Số ca mắc thủy đậu cũng gia tăng, nhiều trường hợp diễn biến nặng.

Trong 1 tuần qua (từ 7 đến 14-7), trên địa bàn thành phố ghi nhận 291 ca mắc mới sốt xuất huyết (SXH) mới, tăng gần 2 lần so với những tuần trước đó.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Thạch Thất (47), Hoàng Mai (31), Bắc Từ Liêm (29), Thanh Trì (16), Phú Xuyên (15), Thường Tín (14), Cầu Giấy (13), Hà Đông (12), Hoài Đức (12), Nam Từ Liêm (10)...

Ngoài ra, tuần qua có thêm 22 ổ dịch SXH tại 10 quận, huyện; đứng đầu là Hoàng Mai với 8 ổ dịch, tiếp đến là Nam Từ Liêm (3), Bắc Từ Liêm (3), Đan Phượng (2)… Đặc biệt, đã xác định một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài.

Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có tổng số 1.114 ca mắc SXH, không có ca tử vong, số mắc tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong số 72 ổ dịch SXH đã ghi nhận, hiện còn 27 ổ dịch đang hoạt động.

Sốt xuất huyết và thủy đậu có xu hướng bùng phát mạnh tại Hà Nội nguy cơ dịch chồng dịch
Sốt xuất huyết là dịch bệnh nguy hiểm

Theo nhận định của CDC Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới. Hiện đã xác định một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài. Dự báo, thời gian tới, số ca mắc mới sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng và xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt là tại khu vực ổ dịch cũ, xã, phường có diễn biến dịch các năm phức tạp. Các địa phương, người dân cần chú ý phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế.

Bên cạnh SXH, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai thời gian gần đây tiếp nhận nhiều trường hợp mắc bệnh thủy đậu nặng, phải nhập viện, trong đó 2 trường hợp đã tử vong. Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, các ca bệnh thủy đậu nhập viện trong 1 tháng trở lại đây có diễn biến khá phức tạp, có ca tử vong dù không có bệnh nền.

Từ tình hình này, PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo người dân cần chú ý phòng chống dịch bệnh. Trong đó, tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu càng quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Trẻ 1-12 tuổi cần được tiêm một liều vắc xin để ngừa thủy đậu. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm hai liều để hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.

Dương Định (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội diễn biến phức tạp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.