0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 28/11/2022 14:05 (GMT+7)

Đi tìm nguồn gốc của của trà Phổ Nhĩ

Theo dõi KT&TD trên

Trà Phổ Nhĩ là một loại trà có nguồn gốc từ Trung Hoa. Cái tên Phổ Nhĩ đến từ tên của một thị trấn nhỏ ở Trung Quốc, là nơi tụ họp, giao thương của những người buôn trà. Loại trà này thường được đóng thành dạng bánh hoặc viên, được làm từ những lá trà cổ thụ trên vùng non cao.

Trà Phổ Nhĩ có lịch sử hình thành cách đây gần 2000 năm, từ thời Đông Hán (23-220) tại thị trấn Phổ Nhĩ thuộc vùng Vân Nam, Trung Quốc. Đến thời nhà Đường, trà Phổ Nhĩ bắt đầu được thương mại hóa và trở nên nổi tiếng trong thời nhà Minh và phổ biến rộng rãi vào triều đại nhà Thanh.

Đi tìm nguồn gốc của của trà Phổ Nhĩ - Ảnh 1

Trà Phổ Nhĩ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, tiêu thụ mạnh mẽ các sản phẩm trà từ vùng Vân Nam đến Tây Tạng trên Trà Mã cổ đạo (con đường Trà - Ngựa). Đây là tuyến đường mòn nằm sâu trong những dãy núi ở Tứ Xuyên, thuộc phía Tây Nam Trung Quốc. Trên tuyến đường này, các đoàn lữ hành khi xưa thực hiện việc vận chuyển, buôn bán trà từ vùng Vân Nam đến Tây Tạng và đổi lấy những con ngựa tốt.

Để trà không bị hư hỏng khi vận chuyển trên chặng đường dài, các nhà cung cấp đã “đau đầu” tìm cách bảo quản. Sau thời gian loay hoay tìm hiểu, họ đã phát hiện quá trình lên men tự nhiên giúp trà giữ được độ tươi và dần cải thiện hương vị theo thời gian. Đồng thời, họ cũng bắt đầu đóng bánh, nén thành hình để vận chuyển hiệu quả, dễ dàng hơn. Phương pháp này mang lại hiệu quả bất ngờ, khi trà không những được bảo quản tốt, mà càng trở nên đượm vị và có sự chuyển hóa mạnh mẽ, mang lại những lợi ích vượt trội cho sức khỏe.

Đi tìm nguồn gốc của của trà Phổ Nhĩ - Ảnh 2

Tìm hiểu về trà Phổ Nhĩ và quy trình làm trà, Phổ Nhĩ có hai loại là Phổ Nhĩ sống và Phổ Nhĩ chín. Trà Phổ Nhĩ sống có cách chế biến đơn giản, trà sau khi vò thì được đem đi phơi nắng, sau đó được đóng bánh. Vì không trải qua công đoạn diệt men nên men trà vẫn còn, trà tiếp tục oxy hóa trong khi được lưu trữ. Giống như Champagne của phương Tây, càng để lâu càng ngon càng hiếm, trà Phổ Nhĩ cũng vậy. Thường thì trà Phổ Nhĩ sống để tầm 10 năm mới uống sẽ có hương vị ngon nhất. Còn trà Phổ Nhĩ chín thì sau khi làm khô sẽ được người làm trà tiến hành quá trình ép lên men (chất đống và ủ ướt) trong khoảng 30 đến 50 ngày, sau đó mới đóng bánh. Trà Phổ Nhĩ chín sau 3 năm uống sẽ có hương vị tốt nhất và có vị ngọt hậu.

Một trong những dạng trà lâu đời nhất, Phổ Nhĩ là loại trà đen lên men được sản xuất theo cách truyền thống ở tỉnh Vân Nam. Loại trà nhẹ nhàng được biết đến với tác dụng làm dịu tiêu hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và là thức uống phổ biến trong triều đại nhà Thanh (1636-1912). Để dễ dàng vận chuyển được đến phương Tây, lá trà được đóng thành bánh rồi đi trên đường cả tháng trời.

Thư Trà

Bạn đang đọc bài viết Đi tìm nguồn gốc của của trà Phổ Nhĩ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Đấu thầu: Tăng cường minh bạch, phòng chống tham nhũng
Góp ý về dự án Luật Đấu thầu, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Đấu cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng, bởi nếu không cẩn trọng, thay vì khắc phục tiêu cực, luật mới có thể vô tình “hợp lý hoá sai phạm”, làm mất cán bộ, gây hậu quả ngược.
Sẽ có chế tài xử lý nhà thầu bỏ giá thấp rồi "chạy làng"
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, thời gian qua hiện tượng bỏ thầu giá thấp lại tiếp tục xuất hiện. Sau khi bỏ thầu giá thấp, nhà thầu không làm được, gây chậm tiến độ và bỏ dự án. Luật sửa đổi sẽ bổ sung chế tài để xử lý hành vi này.
Sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính: Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Chiều 23/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, các ĐBQH đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Tin mới

Thị trường bất động sản "giảm nhiệt"
Trong tháng 4/2025, thị trường bất động sản tại Hà Nội ghi nhận sự suy giảm về mức độ quan tâm ở hầu hết các phân khúc. Cụ thể, đất nền giảm 18%, chung cư giảm 20%, nhà riêng giảm 14%, nhà mặt phố giảm 14%.
Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đã chia sẻ những gửi gắm của người lao động đến Quốc hội.
4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành
Theo Bộ Xây dựng, 4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển nhà ở xã hội, chưa có dự án được khởi công hoặc có dự án được khởi công, nhưng tỷ lệ hoàn thành thấp...
Sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính: Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Chiều 23/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, các ĐBQH đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An
Ngày 22/5/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 213/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (Công ty), cụ thể như sau:
Ninh Bình: Xử phạt hơn 30 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc
Ngày 22/5/2025, Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Ninh Bình, đã tiến hành kiểm tra và xử lý một cơ sở kinh doanh đồ gia dụng có hành vi buôn bán hàng hóa nhập lậu