0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 09/11/2023 07:16 (GMT+7)

Đề xuất phạt 30-50% giá trị tài sản trúng đấu giá nếu bỏ cọc

Theo dõi KT&TD trên

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến trong phiên họp tổ về Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi) là quy định về trách nhiệm của người trúng đấu giá.

Theo đó, thời gian gần đây sảy ra tình trạng nhiều trường hợp đấu giá rất cao so với giá khởi điểm, rồi bỏ cọc, nảy sinh nhiều hệ lụy tiêu cực.

Phản ánh về việc này, Đại biểu Tạ Thị Yên cho biết thời gian qua, trong đấu giá tài sản xuất hiện hiện tượng thao túng giá khởi điểm, bỏ giá rất cao rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng tạo mặt bằng giá ảo nhằm thu lợi, tạo nên cơn sốt đất ảo …

Dự án Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định nhằm xác định rõ trách nhiệm của người có hành vi vi phạm dẫn đến việc hủy kết quả đấu giá. Tuy nhiên, cần nhận diện đó là những hành vi như thế nào?

Đề xuất phạt 30-50% giá trị tài sản trúng đấu giá nếu bỏ cọc - Ảnh 1
Biển số xe 51K-888.88 TP.HCM được chốt mức giá kỷ lục hơn 32 tỷ đồng sau đó người trúng đấu giá đã bỏ cọc.

Một số ý kiến cho biết có nhiều trường hợp trúng đấu giá nhưng không dựa trên nhu cầu thực sự. Họ không lường trước được các vấn đề về tài chính, nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực.

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh -đoàn Bình Định cho rằng theo dự án luật, mức giá khởi điểm khá thấp.

Nêu thực tế một số tài sản giá khởi điểm thấp nhưng giá trúng cao đến vài nghìn lần, ông Cảnh đề nghị điều chỉnh lại mức giá linh hoạt hơn. Đồng thời bổ sung thêm mức giá theo % ngoài mức giá tối đa, tối thiểu, cố định trong dự luật.

Lấy ví dụ ông cảnh cho biết: “Chẳng hạn, khi đấu giá số điện thoại, giá khởi điểm là 262.000 nhưng khi đấu giá lên đến 1 triệu, mức giá tiếp theo nên là 5% của 1 triệu; khi đến 100 triệu, mức tiếp theo là 5% của 100 triệu. Như vậy, mức đấu giá sẽ phù hợp”.

Ông Cảnh cho hay, thực tế, trong thời gian đấu giá biển số ô tô, có nhiều biển được trả rất cao. “Nhiều biển số được đấu giá lên đến hàng tỷ đồng nhưng người sau có khi chỉ cần thêm 5 triệu là đã thắng. Như vậy rất vô lý. Khi đã ở mức 1 tỷ, giá sau cần trả cao hơn khoảng 50 triệu như vậy mới hợp lý” - ông Cảnh nêu quan điểm và cho rằng, “người ta đã sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ thì họ không chi li lắt nhắt vài triệu.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh góp ý kiến về quy định bỏ kết quả đấu giá. Theo đó, nếu người đấu giá chứng minh được, họ có yếu tố bất khả kháng dẫn đến bỏ đấu giá như mất tài sản, lũ lụt, gặp tai nạn thì có thể được chấp nhận, không bị xử lý còn không thì nên cấm người đó đấu giá tài sản trong khoảng thời gian.

Đại biểu Nguyễn Hải Trung (giám đốc Công an Hà Nội) nói thực tế thời gian qua cho thấy vẫn còn tình trạng người đấu giá trả giá cao rồi "bùng", gây khó khăn cho các cơ quan tổ chức đấu giá.

Vì thế, ông kiến nghị trong dự thảo luật cần nghiên cứu tiếp thu việc quy định phải đặt cọc sau khi đấu giá để ràng buộc trách nhiệm của người tham gia đấu giá.

Về xem xét bổ sung quy định xử lý vi phạm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan tại Điều 70 Luật Đấu giá Tài sản mà bỏ cọc, đại biểu Nguyễn Thị Yến - đoàn Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, thực tiễn thời gian vừa qua, đã xảy ra trường hợp người trúng đấu giá bỏ cọc không nộp tiền để nhận tài sản trúng đấu giá, đặc biệt là đối với các tài sản có giá trị rất lớn, thí dụ như với biển số xe và bất động sản.

Bà Yến dẫn chứng thực tiễn gần đây, trên trang đấu giá của Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam niêm yết 6 biển số đã được đấu giá hôm 15/9/2023. Có một cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đã trúng đấu giá biển số với giá trên 32 tỷ đồng nhưng không nộp tiền trúng đấu giá, chịu mất tiền cọc đã nộp trước là 40 triệu.

Hay sự việc Công ty Bất động sản Ngôi Sao Việt (đơn vi thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) trực tiếp tham gia đấu giá có văn bản chính thức xin bỏ cọc mua bán quyền sử dụng lô đất số 3-12 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) và bỏ số tiền đặt cọc gần 600 tỷ đồng.

Thực trạng pháp luật hiện nay, theo quy định của Luật Đấu giá tài sản thì người đấu giá có quyền bỏ cọc và hiện chưa có chế tài về vấn đề này. Luật chỉ quy định người đã trúng đâu giá mà không đóng tiền, thì mất tiền cọc theo Điều 19 Nghị Định 39 năm 2023 của Chính phủ.

Vì vậy, để khắc phục tình trang này, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định các tài sản mà do Nhà nước quản lý khi đấu giá, thì không được bỏ cọc. "Nếu có người bỏ cọc thì cần bổ sung, điều chỉnh sửa chế tài về hành vi bỏ cọc này. Có biện pháp phạt tiền gấp nhiều lần so với tiền cọc 30% giá trị tài sản đấu giá, để tránh đấu giá thành rồi bỏ cọc", đại biểu góp ý.

Về bổ sung quy định về người đứng đầu Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bô sung điều khoản quy định về Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản theo hướng là đấu giá viên hoặc người đã từng công tác và giữ các chức danh tư pháp tương đương.

Lĩnh vực đầu giá tài sản là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực. "Do đó, việc bổ sung quy định trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương, thuận tiện cho việc chuyển đổi vị trí công tác, thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực ngành" , bà Yến nói.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất phạt 30-50% giá trị tài sản trúng đấu giá nếu bỏ cọc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Căn cứ xác định hành vi gian lận trong đấu thầu
Đơn vị của ông Nguyễn Gia Luyến (Bắc Ninh) là chủ đầu tư một dự án liên quan đến giao thông, hạ tầng kỹ thuật và đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp với phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ (phát hành E-HSMT trước ngày 1/1/2024).
Hải Dương: Khu công nghiệp Cộng Hòa ngập nặng
Do ảnh hưởng của bão số 3, Khu công nghiệp Cộng Hòa ở thành phố Chí Linh (Hải Dương) bị ngập nặng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp.
Bắt quả tang 1 thẩm phán nhận hối lộ
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa bắt quả tang một thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) về hành vi nhận hối lộ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).